Chiêu khi phỏng vấn

Có nhiều yếu tố để dẫn tới một cuộc phỏng vấn có hiệu quả cho bài viết. Các mẹo nhỏ sau sẽ giúp phần nào giải quyết những khó khăn khi thực hiện phỏng vấn.
Nhìn chung, có hai kiểu người để phóng viên phỏng vấn. 1/ Kiểu dễ tính: Là những người muốn được phỏng vấn, muốn trình bày quan điểm của mình để nhiều người biết đến. 2/ Kiểu khó tính: Là những người quá bận rộn không đủ thời gian trả lời phỏng vấn, không thích báo chí. Hoặc là những người tỏ ra thù hằn với báo chí vì lý do chính đáng: Họ có điều để giấu diếm báo chí.

Với kiểu người khó tính, bạn có thể nói: Tôi có nguồn tin khác của câu chuyện là bà X. nói rằng…Điều này có liên quan tới ông. Chúng tôi nghĩ rằng ông muốn có cơ hội để nói rõ quan điểm này của mình với báo chí….

Thực tế, sẽ có ít người từ chối cơ hội này để nói quan điểm của mình. Hãy để cho đối tượng trình bày hết ý của họ, toàn bộ câu chuyện, nghe chăm chú và hãy chắc chắn rằng bạn hiểu câu chuyện.

Hãy coi cuộc nói chuyện như một cuộc đàm thoại – phản ứng với câu chuyện như những người quen/người bạn của họ (ngạc nhiên, thông cảm). Nhưng đừng phản ứng quá đà. Không ai dại dột đến mức nghĩ rằng bạn quan tâm đến câu chuyện đó theo kiểu phản ứng quá mức của bạn. Hãy suy nghĩ nhanh trong đầu về những gì bạn hiểu. Đừng ngại kiểm tra lại những thông tin mà bạn chưa chắc chắn. Nếu đó là câu chuyện phức tạp, đừng ngại kiểm tra lại những điểm thông tin chính và quan trọng.

Hãy nghĩ về những câu nói của người được phỏng vấn mà bạn sẽ sử dụng trong bài viết. Hãy hỏi những câu hỏi mở để người được phỏng vấn có thể trả lời những câu hay. Không hỏi: ‘Có lẽ ông đã rất suy sụp vì công ty phá sản?’ – Câu trả lời chỉ có thể là ‘Đúng vậy’.

Câu hỏi tốt hơn: ‘Ông cảm thấy thế nào khi công ty bị phá sản?’.

Về tính chất của các câu trích dẫn: Các câu này cần có tính chất nổi bật, kịch tính, đưa ra giải pháp cho vấn đề đang tranh luận, hoặc đưa câu chuyện có những diễn biến và tình tiết mới. Tạo cho mình cơ hội quay lại:

‘Tôi nghĩ tôi đã có hầu hết các chi tiết cần thiết. Nhưng trong trường hợp tôi cần hỏi thêm một số thông tin, tôi có thể gọi cho ông được không? Hãy để lại số điện thoại và cách liên lạc của mình, với lý do ‘trong trường hợp ông có thông tin gì mới muốn báo.

Cố gắng không ‘đầu hàng’ nếu họ gọi điện thay đổi suy nghĩ hoặc muốn xem bản viết nháp của bạn. Nhớ là bạn đang trong quá trình tìm hiểu điều gì đã xảy ra và điều gì sẽ xảy ra. Hãy đồng hành cùng với đối tượng của mình. Hãy tỏ ra đáng mến và vô hại.

TRƯỚC KHI PHỎNG VẤN:

Quyết định góc nhìn của tin.

Nghĩ câu hỏi phục vụ cho góc nhìn đó;

Hãy chuẩn bị kỹ càng để đối phó với những thách thức, nếu đó là những vấn đề gây tranh cãi;

Nói với người được phỏng vấn về nội dung bạn muốn phỏng vấn, nhưng không phải là tập dượt phỏng vấn với họ;

Làm nghiên cứu trước khi phỏng vấn: Nếu không phải trường hợp đột xuất, không có gì tồi tệ hơn nếu bạn xuất hiện trước mặt người được phỏng vấn mà không biết gì về họ hoặc công việc họ làm. Nói chuyện với bạn bè, đồng nghiệp, kẻ thù của người được phỏng vấn trước để có cái nhìn đa chiều về họ.

Lập một danh sách các câu hỏi, nhưng không theo khuôn mẫu các câu hỏi đó. Hãy sẵn sàng cho các câu hỏi bất chợt bạn có khi câu chuyện diễn ra.

Nói cho họ biết cuộc phỏng vấn dự kiến kéo dài bao lâu;

Kiểm tra máy móc thiết bị kỹ càng;

Đến nơi phỏng vấn đúng giờ;

TRONG KHI PHỎNG VẤN:

Tập trung vào những vấn đề bạn quan tâm. Bạn đang là người kiểm soát tình hình;

Hãy giữ ý kiến của mình cho bản thân mình. Bạn đang đến để hỏi ý kiến người khác!

Hỏi câu hỏi ngắn, đơn giản. Không đưa ra tuyên bố; Không hỏi câu hỏi đóng;

Nếu hỏi một câu hỏi khó, hãy hỏi một cách lịch sự;

Không để người được phỏng vấn đọc câu trả lời từ giấy; Lắng nghe câu trả lời. Đó có thể tạo cho bạn câu hỏi tiếp theo;

Không nói ‘và cuối cùng’ khi hỏi câu hỏi cuối cùng;

Không bật lại băng ghi âm cho người được phỏng vấn nghe;

Chắc chắn là bạn có tên, địa vị của người được phỏng vấn;
Không hứa sẽ dùng bài phỏng vấn. Lý thuyết thì màu xám….

Lựa chọn
08.10.2007 05:45
Hôm nay quyết định. Suy nghĩ từ lâu và hôm nay mới quyết định. Nếu không có buổi nói chuyện lúc sáng, có thể chưa quyết định.
Những lựa chọn luôn khó khăn, vì nó sẽ có lợi cho người này và không có lợi cho người khác. Đôi khi, sự xung đột lợi ích không thể giải quyết được thì người ta sẽ buộc phải lựa chọn. Sớm thì tốt hơn, cho nó ổn định sớm.
Không nên ảo tưởng về mình. Biết mình là ai và đứng ở đâu trên cuộc đời này. Biết mình muốn gì và không áp đặt.
Tôn trọng lòng khao khát và ước mơ của những người khác. Còn gì tuyệt diệu hơn những mơ ước và khao khát của con người?
Có thể hy sinh nhiều lợi ích bản thân vì một cái gì đó không rõ hình hài.
Nhưng không muốn ai đó đe dọa và khiến tôi có cảm giác cuộc đời của tôi không phải do tôi quyết định.
Xin lỗi tất cả những người đã từng kỳ vọng vào tôi. Nhưng không phải kỳ vọng của tôi. Tôi sẽ làm thất vọng ai đó, làm sung sướng ai đó, làm buồn ai đó, làm lo lắng ai đó…vì quyết định của mình.
Nhưng đó là cuộc sống. Tôi không thể làm hài lòng các bên.
Có thể người ta sẽ có rất nhiều tính từ để gọi tôi. Nhiều tính từ sẽ chẳng hay ho gi.
Có thể có những người những mơ ước và khao khát của tôi là điên rồ. Có thể người ta nói đó là lòng dũng cảm.
Có thể…
Có thể…
Thôi, lựa chọn.

Bài viết 10.10.2007 15:06

Cái sự nhan sắc (!)

Nhan sắc đối với người phụ nữ rất quan trọng. Hẳn rồi. Mà không chỉ có phụ nữ đâu. Đàn ông, trẻ em, cụ già cụ trẻ đều quan trọng cả. Làm đẹp là một nhu cầu tự nhiên của bất kỳ loài nào, chỉ có điều cách thể hiện khác nhau mà thôi.

Con mèo nó làm đẹp bằng cách liếm lông thật mượt hay rửa mặt bằng tay, rồi liếm liếm cái tay, rồi lại quệt quệt. Làm đi làm lại, làm miết làm mê. Rồi anh Đen nhà mình làm đẹp bằng cách cứ nằm ườn ra, chả chịu đi lại nhiều. Thi thoảng mình lại nhăn mũi anh Đen hôi quá. Nhưng biết đâu với anh Đen, cái sự hôi hám đấy là cá tính và thể hiện phong cách sống của anh Đen.
Ở VN ngày xưa, khi mình còn nghèo thì mơ ước ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành…đã là một sự đột phá về ước mơ rồi. Thế thôi, giản dị thôi. Nhưng không phải bây giờ ai cũng có được những thứ đó.

Bài viết này tạm (và xin lỗi) không đề cập đến những người chưa thể đạt được những niềm mơ ước ấy. Bài viết này lướt qua những người dư dả về kinh tế để làm đẹp cho mình. Họ cần ăn ngon, cần mặc đẹp. Nhu cầu này cũng rất giản dị và đáng trân trọng.
Thấy TV quảng cáo có loại kem dưỡng da làm trắng da toàn thân. Rồi suối tóc mềm như tơ nhờ dầu gội, rồi thấy trên đường phố ai cũng có mái tóc ép thẳng, cắt tỉa tí đuôi.
Khí hậu VN nóng và ẩm. Nó không chỉ khiến con người ta mệt mà còn khiến con người ta đen đi rất nhanh. Và tiêu chuẩn để xét một nhan sắc là phải có làn da trắng, gương mặt trái xoan và lông mày…lá liễu. Mắt bồ câu con đậu con bay. Đại khái thế. Hic.

Những câu hỏi mà người ta thường hỏi mình là sao đen thế? Sao đi Tây về mà đen thế? Họ không biết là mình phải đi sưởi nắng để có được làn da như vậy. Và đấy không phải là đen, mà là nâu (he he). Nhưng nhiều người hỏi mãi cũng khiến mình giật mình. Hay mình đen thật? Thế những người rất thích làn da của mình là chập cheng à?
Lại có người bảo sao tóc dài thế. Cắt đi. Mọi người bảo là phải tỉa nó đi, ép nó thẳng vào. Thế mới là đẹp. Hợp chuẩn! Hơ hơ, mình có bao giờ xui họ đi cắt tóc đâu, vì mình tôn trọng sự lựa chọn vẻ đẹp của họ. Họ để kiểu đầu gì cũng được hết, để cho họ khác mình.

Hôm nay đi mua cái áo. Mặc một cái áo nom cũng được, thoải mái rộng rãi. Chị bán hàng nhìn tội nghiệp mình quá, bảo em ơi phải chiết eo lại. Mình bảo không chị cứ để thế cho em cho nó thoải mái. Chị ấy nhìn mình bằng ánh mắt rất đáng thương cảm. Ô hay, mình có đến tiệm đấy để chị ấy thương mình đâu. Bán hàng mà thế à?
Ấy thế là cái sự tự tin về nhan sắc của mình cũng giảm đi ít nhiều. Một năm qua mình không bao giờ phải mất thời gian về cái nhan sắc ấy. Vì điều quan trọng nhất là sự khác biệt và lòng tự tin chứ không phải chạy theo số đông và những xu hướng.
Hôm nay đọc một bài báo phỏng vấn ca sỹ Siu Black, anh phóng viên hay chị phóng viên chả biết đẹp giai hay xinh gái đến mức nào mà tỏ ra tự tin thái quá trước cô ca sỹ này. Và cô ca sỹ ấy, đường đường là một ca sỹ rất nổi tiếng ở Việt Nam mà lại tỏ ra rất e dè, tưởng rằng thế là bình đẳng, là cởi mở nhưng lại để người khác xắn quần lội vào đời tư của mình và bình phẩm nhan sắc của cô.
‘Chị có thể đứng trên đình Vạn Lý Trường Thành, nhưng không thể ‘vào bộ đầm đẹp’?
‘Ngoại hình bị điểm âm, sao chị lại tự tin vậy?’
Hơ hơ, chàng hay nàng nhà báo kia đã lấy cái tiêu chuẩn đẹp của họ để áp lên người chị Siu.
Họ không nghĩ rằng chị Siu đẹp vì chị khác những người khác.
Chị Siu cũng không dám nói là chị đẹp vì chị khác người khác.
Thực ra người ta nhớ chị vì chị đặc biệt. Chị đẹp vì chị đặc biệt. Chị đẹp vì chị không nhàn nhạt như hạt cơm (xin lỗi Xuân Diệu).
Cái sự, mà một anh bạn nói rằng, khác biệt giữa các trình độ văn minh…
Chú thích anh Đen là con cún. Cún màu đen nên gọi là anh Đen.

(Bài viết 05.10.2007 08:25)

Bài học hạnh phúc

Một lời đề xuất có thể là điên rồ với nhiều người, nhưng không phải là hoàn toàn vô lý đang gây tranh cãi trong những người làm giáo dục ở Anh. Một trong những nhà kinh tế rất có tiếng tăm và ảnh hưởng ở Anh đề xuất đưa một môn học mới vào giảng dạy. Môn học có tên là “bài học hạnh phúc”.
Báo Daily Telegraph đã tạo ra cuộc tranh luận sôi nổi giữa độc giả trên mặt báo và trên tờ báo trực tuyến, cho thấy vấn đề này đang được dư luận quan tâm.

Những gì con người làm trong cuộc sống hàng ngày đều để đạt mục tiêu: cảm thấy hạnh phúc. Cách cảm nhận hạnh phúc của mỗi người rất khác nhau.
Richard Layard, giáo sư về kinh tế tại Đại học kinh tế London cho rằng: Hạnh phúc là cảm giác tốt đẹp, hưởng thụ cuộc đời và cảm thấy cuộc sống tuyệt vời. Không hạnh phúc là cảm thấy buồn bực và muốn có sự thay đổi.

Vật chất – thứ để chúng ta vất vả hàng ngày – lại không góp phần nhiều vào cảm giác đó. Ông cho rằng người giàu không có nghĩa là cảm thấy hạnh phúc hơn những người nghèo.
Vị cố vấn cao cấp về giáo dục cho chính phủ Anh cho rằng, tất cả học sinh đều cần phải học “những bài học hạnh phúc” cho đến tuổi 18 – mốc tuổi trưởng thành. Ông muốn tìm cách vực dậy tinh thần ngày càng suy sụp trong lớp trẻ và thay đổi lối hành xử ít nói lời “làm ơn” hay “cám ơn” trong học sinh.

Nội dung bài học bao gồm những vấn đề về tâm lý, những kỹ năng cần thiết để tồn tại và tiến lên; kiểm soát trạng thái cảm xúc; cách yêu thương và phục vụ người khác; biết yêu và trân trọng cái đẹp; hiểu biết về tình dục, tình yêu và niềm hạnh phúc được làm cha mẹ; công việc và tiền bạc; một sự tiếp cận có tính phê phán đối với truyền thông; tham gia vào chính trị và triết học.
Ở Anh, hiện mới có trường nội trú Wellington thông báo môn học này trong thời khoá biểu. Mười điểm hướng dẫn cho khoá học này bao gồm cách hiểu ý nghĩa và tạo và duy trì mối quan hệ tốt, duy trì thể trạng sức khoẻ và đầu óc minh mẫn, thông minh một cách có cảm xúc, sống và trân trọng cảm xúc cho hiện tại, tôn trọng thiên nhiên và môi trường, sử dụng công nghệ một cách phù hợp và vừa phải, đối thoại thực sự trực tiếp nhiều hơn, thách thức bản thân và kiểm soát xung quanh…
Theo các số liệu nghiên cứu, có ít nhất 2% trẻ em Anh dưới 12 tuổi đang phải đối mặt với chứng bệnh trầm cảm. Khi lên tuổi thiếu niên, tỉ lệ này tăng lên 5%. Nghiên cứu của Quỹ nhi đồng LHQ về trẻ em ở 21 quốc gia phát triển cho thấy, trẻ em Anh là những trẻ em ít cảm thấy hài lòng với cuộc sống của mình nhất. Tổ chức Y tế thế giới dự đoán số trẻ em gặp vấn đề về thần kinh sẽ tăng lên 50% vào năm 2020.
Tuy nhiên, có những người lên tiếng phản đối, cho rằng những bài học hạnh phúc này tạo ra một thế hệ thanh niên yếu đuối về tinh thần. Nó cũng lấy đi thời gian giảng dạy các môn như

tiếng Anh, văn học hay toán. Nhưng vị giáo sư có lý riêng của mình. Ông nói: “Cái gì cũng phải luyện tập thì mới tốt. Học chơi violin mất hơn 10.000 tiếng. Làm sao ta có thể hy vọng con người học cách hạnh phúc mà không mất thời gian nhiều để luyện tập và lặp đi lặp lại?’
Xã hội với những suy nghĩ “tôi phải có” “tôi cần sở hữu” đang huỷ hoại thế hệ trẻ. Trẻ em không có được những người mà chúng có thể tin tưởng và tâm sự. Cha mẹ, đáng tiếc thay, không phải lúc nào cũng là người chúng cần. Trẻ em không có cuộc sống độc lập, bị dính chặt với máy tính và TV.

Mà đôi khi, nỗi lo lắng đó đến bọn trẻ bằng con đường rất gần: từ bố mẹ. Liệu đó có phải chính từ những ông bố bà mẹ miệt mài lo lắng làm kinh tế, vô tình ảnh hưởng tới con cái họ. Con cái họ bỗng nhiên có nỗi lo lắng phải sở hữu những thứ hoàn hảo nhất giống suy nghĩ thường trực trong đầu bố mẹ. Vậy thì
điều quan trọng là hãy để trẻ em là chính các em. Chúng xứng đáng được sống cuộc đời vô ưu lo nhất.

Trong đánh giá của Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) về chất lượng cuộc sống của trẻ em, một tiêu chuẩn để đánh giá là thời gian để bé nói chuyện, hay ăn uống hàng ngày với cha mẹ. Những thứ này đang trở nên xa xỉ trong đời sống công nghiệp, tạo nên một thế hệ trẻ em từ chối rằng mình đã có tuổi thơ.

Trong cuốn sách “Hạnh phúc – những bài học từ khoa học mới” (Happiness – lessons from new science), Giáo sư Richard Layard viết: Thu nhập của thế giới thứ nhất đã tăng hơn gấp đôi, nhưng họ bị trầm cảm gấp đôi, bị nghiện rượu nhiều hơn và có nhiều tội phạm nhiều hơn so với 50 năm trước. Điều lạ lùng này đang xảy ra với Anh, Mỹ, châu Âu lục địa và Nhật Bản. Điều gì đang xảy ra vậy?
(Bài viết 10.05.2007 11:32)

Datla Latma

This man tells wisdom. Just read it, and love it.

1. Take into account that great love and great achievements involve great risk.
2. When you lose, don’t lose the lesson.
3. Follow the three Rs:
Respect for self
Respect for others

Responsibility for all our actions.
4. Remember that not getting what you want is sometimes a wonderful stroke of luck.
5. Learn the rules so you know how to break them properly.

6. Don’t let a little dispute injure a great relationship.
7. When you realize you’ve made a mistake, take immediate steps to correct it.
8. Spend some time alone every day.
9. Open arms to change, but don’t let go of your values.
10. Remember that silence is sometimes the best answer.
11. Live a good, honourable life. Then when you get older and think back you’ll be able to enjoy it a second time.
12. A loving atmosphere in your home is the foundation for your life.
13. In disagreements with loved ones, deal only with the current situation. Don’t bring up the past.

14. Share your knowledge. It’s a way to achieve immortality.

15. Be gentle with the Earth.
16. Once a year, go someplace you’ve never been before.
17. Remember that the best relationship is one in which your love for each other exceeds your need for each other.
18. Judge your success by what you had to give up in order to get it.
19. Approach love and cooking with reckless abandon.

free hit counter


web counter

Làm bằng tay

/* Style Definitions */

table.MsoNormalTable

{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;

mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}
–> Một buổi tối, hai chị em ăn tối rồi ngồi uống trà, ăn kẹo fudge. Fudge là một loại kẹo mềm của Anh, ăn khi uống trà rất hợp. Mình nhìn vào hộp kẹo và thấy chữ ‘hand-made’, tức là làm bằng tay.
Ở xứ này, những thứ gì mà bên ngoài ghi chữ làm bằng tay thì thường đắt hơn những đồ làm bằng máy hay sản xuất hàng loạt bình thường khác.
Ở các nước đang phát triển, việc người ta chế biến đồ đạc bằng tay, chứ không phải bằng máy bị coi là sự lạc hậu và kém phát triển thì ở các nước phát triển, những đồ làm bằng tay được coi là biểu tượng của sự giàu có và sang trọng, vì giá trị của nó luôn đắt hơn những
gì làm bằng máy. Nói thế không có nghĩa là cái kẹo mà hai chị em tôi ăn thể hiện chúng tôi giàu và sang trọng đâu nhé. Ặc ặc.

Em nói rằng, ở những nước giàu có, khi trình độ sản xuất đã rất phát triển, người ta sản xuất hàng loạt và thừa mứa hàng hóa để cung cấp cho người tiêu dùng. Họ bắt đầu nghĩ đến việc bảo vệ những người sản xuất địa phương, bảo vệ các ngành hàng truyền thống để giữ gìn những tính chất độc đáo của từng vùng miền. Nói là làm bằng tay nhưng những đồ đạc hay thực phẩm đấy đều đạt tiêu chuẩn và thẩm mỹ cao nên đắt hơn đồ làm bằng máy vì tốn nhiều giờ lao động.
Trong khi đó, ở các nước đang phát triển, còn nghèo thì làm bằng tay đôi khi không được coi trọng và hay bị trả giá rẻ mạt.
Giá mà người dân ở các nước đang phát triển hiểu được niềm hạnh phúc của họ khi họ được sử dụng hay tiêu thụ một thứ gì đó làm bằng tay với giá rất rẻ.
Riêng mình, những đồ làm bằng tay mang dấu ấn từng các nhân luôn tạo cảm giác đặc biệt. Vì nó riêng và không lặp lại.
Hiện nay, các nước phát triển quay lại với những đồ làm bằng tay, ăn đồ nuôi trồng không sử dụng các chất bảo quản hay phụ gia (organic). Người dân ở đây cũng sẵn sàng trả khoản tiền cao hơn rất nhiều để ăn những đồ được chế biến không làm hại tới môi trường hay động vật và trở thành những người tiêu dùng có đạo đức bằng việc mua các đồ đạc có dán chữ ‘fair trade’ – thương mại bình đẳng.

Điều này có nghĩa là đồ đạc đó được làm với lời đảm bảo rằng những nhân công mà họ thuê làm ở các nước đang phát triển được trả một khoản thù lao xứng đáng và được quan tâm hợp lý.
Trong khi đó, các nước đang phát triển phải vật lộn với từng miếng cơm, manh áo hàng ngày thì chuyện lo xem là đồ đạc có hợp với tiêu chuẩn đạo đức không thật là phù phiếm. Thậm chí, đôi khi người dân cũng coi nhẹ việc xem đồ ăn sạch hay không, có những chất phụ gia
gì, có lượng muối bao nhiêu, lượng đường bao nhiêu, có phù hợp với sức khỏe của họ hay không nếu họ bị dị ứng với một loại chất nào đấy. Đơn giản vì không phải ai cũng hiểu đúng chuyện này và cho rằng nó quan trọng.
Trên bao bì của các sản phẩm ở các nước phát triển, thường thường
sẽ có dòng chữ ‘Chúng tôi đảm bảo sự hài lòng hoàn toàn của quý khách hàng. Vì vậy, nếu vì bất kỳ lý do nào đó khiến khách hàng không hài lòng, xin hãy đem sản phẩm trả lại nơi mua. Chúng tôi sẽ trả lại tiền cho quý vị mà không thắc mắc bất kỳ điều gì.’ Thế mới biết một khoảng cách quá xa vời.
P.S: Đang đói nên viết cái entry về ăn. Híc. Ối giời ôi đói quá.

Viết ngày 09.09.2007 01:16

free hit counter


web counter