Quy tắc đạo đức của các nhà báo ASEAN

1. Các nhà báo ASEAN sẽ chỉ sử dụng các phương pháp trung thực, rõ ràng, thật thà để thu lượm tin tức, hình ảnh hoặc những tài liệu cần thiết khác để giúp thực hiện công việc của mình, giới thiệu mình là đại diện của một cơ quan truyền thông một cách phù hợp trong quá trình tác nghiệp.

2. Các nhà báo ASEAN không để những động cơ cá nhân hay lợi ích ảnh hưởng tới mình hoặc tô vẽ quan điểm của mình ảnh hưởng tới sự liêm chính của nghề nghiệp.
3. Các nhà báo ASEAN không yêu cầu hay chấp nhận bất kỳ khoản thù lao, quà tặng cho việc tường thuật những thông tin không chính xác, ém tin hoặc bác bỏ sự thật.
4. Các nhà báo ASEAN tường thuật trung thực, đảm bảo rằng đó là những thông tin họ hiểu tốt nhất theo khả năng và kiến thức của mình, không che giấu những sự thật quan trọng hoặc bóp méo sự thật bằng cách phóng đại hay nhấn mạnh (vào các chi tiết) không thích hợp.
5. Các nhà báo ASEAN sẽ thực hiện “quyền được trả lời” của những người đau khổ bởi những thông tin mà họ đưa trên mặt báo. (tức là nếu tin đưa lên báo, khiến ai đó chịu hậu quả, ai đó kiện thì nhà báo có trách nhiệm phải giải thích. Điều này càng đúng trong trường hợp tin sai).

6. Nhà báo ASEAN không vi phạm nguyên tắc bí mật thông tin/tài liệu mà họ có được trong quá trình tác nghiệm. (tức là các thông tin này được giữ bí mật)
7. Nhà báo ASEAN không để lộ nguồn tin của mình, chống lại những thế lực buộc học phải tiết lộ nguồn tin
8. Các nhà báo ASEAN sẽ không tường thuật các thông tin có hại cho
danh tiếng hay uy tín của một cá nhân, trừ phi các thông tin này có lợi cho cộng đồng.
9. Các nhà báo ASEAN tôn trọng tính đa dạng văn hóa, tôn giáo, dân tộc của các nước ASEAN.
10. Các nhà báo ASEAN không thông tin, bình luận làm nguy hại đến an ninh của nước mình, gây ra sự đối đầu giữa nước mình với các nước ASEAN khác, mà cố gắng thúc đẩy quan hệ thân thiện hơn giữa các nước.

Ủy ban Đạo đức báo chí ASEAN thông qua năm 1987.