Khi nào nên là người tốt? Bạn có thể cười và nhíu mày khó hiểu: “What a question?!” Tôi đã tự hỏi câu đó khi gặp một chuyện vào hôm nay.
Đa số chúng ta sẽ tốt với cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em, họ hàng, làng xóm…Cha mẹ, anh em luôn dành chỗ bên họ cho chúng ta, dù chúng ta thành công hay thất bại, mạnh mẽ hay yếu đuối. Họ luôn giang vòng tay đón chúng ta.
Vợ chồng sẽ sống cùng nhau phần lớn cuộc đời.
Con cái là máu mủ ruột rà của chúng ta.
Hàng xóm “tối lửa tắt đèn” có nhau.
Trong thời “loạn lạc” này, London – nơi đất khách quê người – giàu có đấy, sang trọng đấy, nhưng lúc nào cư dân ở đây cũng nơm nớp lo sợ bị khủng bố, bị giết, bị trấn lột, bị lừa, tôi nên tốt với ai? Chả có ai là cha mẹ, chồng con, anh em, họ hàng của tôi ở đây.
Tôi có nên chỉ tốt bụng với những người bản xứ da trắng, ăn mặc sang trọng, hương thơm ngào ngạt không? (Anyway, who are the original residents of London? Tell me who are they?)
Và tôi tránh xa những người da đen vì họ trông không đáng tin cậy? Vì tỉ lệ phạm tội cao? Vì bọn họ cướp giật?
Và tôi không nên gần những người Hồi giáo? Vì họ có thể là khủng bố?
Ở đây, bạn luôn phải cảnh giác. Thậm chí, hồi ở VN, tôi đã được cảnh báo là sang đây, nếu thấy người ngã thì cũng đừng giúp họ đứng lên. Thấy trẻ con ngã cũng kệ, vì nếu đỡ lên biết đâu bố mẹ nó lại đổ vu cho mình làm ngã con họ! (ặc ặc)
Tôi muốn kể một câu chuyện:
Sáng 16-1-2007, tại phòng chờ làm visa bên trong Đại sứ quán Pháp ở London. Một người đàn ông da đen, tầm 40 tuổi, tay cầm 3 hộ chiếu, mặt lo lắng hỏi một người đàn ông da đen khác:
– Sorry, could you do me a favor? I did not bring enough money today for the visa fee. Could you lend me 20 pounds please?
(Tiền phí làm visa đã tăng từ 25 bảng (theo như thông báo trên website) lên 40.45 bảng (thông báo dán trên cửa chỗ thu tiền! My Lord!))
– Sorry, I just use my credid card and I don’t have cash. I am sorry for that.
Gương mặt thất vọng. Người đàn ông đó lại quay sang hỏi người khác, cũng da den. Người này trông bóng bẩy, chải chuốt và lịch thiệp.
Câu trả lời ngay lập tức:
– Sorry, I don’t have.
20 bảng = 600.000 đồng = 4 ngày vé đi tàu điện tại London = 2 cái áo sơ mi tại H & M = 1 đôi giày giả da = 4 bữa ăn sáng = 1 bữa ăn tiệm = 4 ngày mua thức ăn để nấu ở nhà = 4 giờ công lao động = 4 tô phở VN ở London.
Tôi nhìn ông ấy, thấy mặt mình nóng bừng. Trong ví có hơn 100 bảng tiền lương làm 2 tuần vừa rồi, chưa kịp cho vào ngân hàng.
Tôi mỉm cười, nhìn ông ấy. Ông ấy hỏi: Excuse me, could you?
I said: Yes. But just make sure that you are giving it back to me because I am a student.
He was so happy. Ông ấy nói rằng ông ấy để quên ví trong xe ô tô, vợ ông ấy lái ô tô đi sau khi đưa ông ấy đến sứ quán. Tôi lấy ví, rút ra 20 bảng. Liếc nhìn hộ chiếu, ông ta đến từ Ghana. Tôi cho ông ấy địa chỉ của mình để ông ấy đến trả tiền. Hoá ra, ông ấy cho tôi địa chỉ của mình, nhà ông ấy ở khu Finbury, cách chỗ tôi khoảng 15 phút đi bộ.
Sau khi trò chuyện, tôi được biết Prince (tên của ông ấy), đã sống ở Anh 10 năm, đi làm hộ chiếu cho gia đình để đi du lịch 1 ngày bằng tàu biển đến Pháp, chỉ để shopping. (ặc ặc).
Đến lượt Prince làm hộ chiếu. Ông nộp tiền. Tôi ngồi đợi, lòng tự hỏi: “Mình có nên tốt như vậy không? Tại sao những người kia lại không giúp ông ấy? Tại sao mình dễ tin người như vậy?”
Rồi lại tự trấn an mình: “Thôi, nếu ông ta không trả lại thì coi như đi làm giúp việc ở nhà hàng 5 tiếng không nhận lương. Cũng được!”
Rồi Prince quay lại: “You will be surprised! I have more money than I need”.
“Really? What happened?”
“My 5 year old daughter does not need to pay for the visa fee. So I have 40 pounds now,” he smiled.
He gave me back 20 pounds.
“Bạn là người tốt. Gặp người lạ khi họ cần giúp đỡ, bạn giúp ngay. We could be friends now.”
“That is alright. I know that any one can be in that case. We need help.”
“Yes, I know, but sometimes, people just don’t want to give their hands.”
Một lúc sau, tôi và Prince nói chuyện về nhiều thứ. Tò mò, tôi muốn biết cuộc sống của người da đen nhập cư ở London ra sao. Prince là kỹ sư, làm việc cho một công ty chuyên lập trình cho các máy tính thu tiền tự động (như cho hệ thống giao thông công cộng ở London). Anh có vợ và hai con, một trai một gái.
Anh trầm ngâm: Today I have learnt a new lesson. Đừng bao giờ đánh giá người khác qua bề ngoài của họ. Tôi không bao giờ nghĩ bạn lại là người giúp tôi, mà tôi hy vọng rằng những người cùng màu da với tôi sẽ giúp tôi.”
Tôi mỉm cười.
Anh nói tiếp: “Ở thời đại toàn cầu hoá này, bạn nên tốt với tất cả mọi người, vì bạn không thể biết được rằng ai sẽ giúp bạn khi bạn cần.”
Lại nhớ lời khuyên của một người bạn lớn: “Hãy cảnh giác, nhưng em đừng nghi ngờ tất cả mọi người.”
Lại nhớ có lần mình loay hoay trong một cái toa let ở bảo tàng tại khu Greenwich. “Tai nạn phụ nữ” xảy đến bất ngờ, trong toa let có máy bán tự động thứ mình cần. Nhưng phải là 1,5 bảng, tiền xu, mà trong ví chỉ có 10 bảng tiền giấy. Mình không biết làm sao, hỏi một người phụ nữ đi cùng con vào toa let để đổi tiền xu. Chị không đủ tiền đổi, nhưng chị có tiền xu. Chị cho mình 1,5 bảng, lại tự tay mua cho mình thứ đó, nhưng không phải thứ mình hay dùng. Người phụ nữ đó lại lấy 1,5 bảng khác mua cái khác cho mình. Lúng túng nhét tiền vào khe máy thế nào, chị để rơi 50 xu vào khe thoát nước của bồn rửa mặt. Chị lại lấy đồng khác ra để mua. Mình không biết nói thế nào để cảm ơn chị. Chỉ biết thank you very much.
Lại nhớ, sáng nay, lúc xếp hàng để apply visa, ngoài trời mưa lun phun, một tay cầm ô, loay hoay thế nào mình để đổ hết ly cà phê lên áo khoác và giầy. Mình lại không mang khăn giấy theo. Một cô bé, ước chừng trẻ hơn mình, người châu Á, đứng cách mình 2 người đã đưa cho mình miếng khăn giấy. Em mỉm cười khi nghe mình nói: “It is just small accident in the lovely morning.” Lại nhớ… Và lại nghĩ…
(Bài viết 17.01.2007)