Giữ đà tăng trưởng

Xem đầy đủ bài viết trên Forbes Vietnam, tháng 1.2020.

Tác giả: Khổng Loan

Ngành gỗ Việt Nam hướng tới mục tiêu giá trị xuất khẩu 20 tỉ đô la Mỹ
vào năm 2025, gấp đôi năm 2019. Có nhiều điểm nghẽn cần được khai thông để giữ được đà tăng trưởng này.

        Scancom là một trong những công ty đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) lớn nhất về sản xuất, kinh doanh đồ ngoại thất ở miền Nam. Có nhà máy và khu trưng bày sản phẩm tại khu công nghiệp Sóng Thần (tỉnh Bình Dương), trong năm 2019, công ty này đã tuyển thêm khoảng 1.000 công nhân, nâng tổng số nhân sự lên 4.500 người trên tổng diện tích khoảng 200 ngàn m2. Rõ ràng việc kinh doanh của Scancom đang tốt. Ông Rene De Kok, giám đốc kinh doanh của Scancom cho biết, năm 2020, họ sẽ mở rộng nhà máy tại Tiền Giang, nơi họ có thể tiếp cận được quỹ đất rộng, đủ chỗ cho nhiều nhân công hơn, chi phí cạnh tranh hơn so với TP.HCM và tỉnh Bình Dương. Continue reading

Trồng kế sinh nhai lâu dài

Sản xuất sản phẩm gỗ tại nhà máy AA, Long An. Ảnh: Danny Bách

Bài viết đăng trên Forbes Vietnam số 62, tháng 7.2018

Nhà máy AA Corporation, công ty hàng đầu về thiết kế và sản xuất đồ nội thất cho thị trường tầm trung và cao cấp tại Việt Nam, có diện tích 14 héc ta ở huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Tại đây, với 1.800 công nhân, AA sản xuất phục vụ các hợp đồng cho khách hàng tại Việt Nam và hơn 20 quốc gia khác. Họ thực hiện tất cả các công đoạn và sản phẩm tại nhà máy, rồi đưa đến lắp ráp tại hiện trường với 800 người phụ trách ở công trường. Trên phần đất trước đây là văn phòng, một khu nhà xưởng mới đang được xây dựng nhằm mở rộng khả năng sản xuất, và công nhân phải tăng ca thường xuyên từ 17h đến 21h để đáp ứng đơn hàng. Mỗi tháng, nhà máy AA có  khả năng thực hiện hoàn chỉnh nội ngoại thất một công trình khách sạn 5 sao 200 phòng theo dạng “chìa khóa trao tay.”

Gần 20 năm trước, ông Nguyễn Quốc Khanh, sáng lập và chủ tịch của AA, đã mua mảnh đất bị bỏ hoang do nhiễm phèn để xây dựng nhà máy. Giờ đây, ngoài nhà máy đặt ở Long An, công ty còn có các nhà máy quy mô nhỏ hơn ở Hà Nội, Bhutan và Myanmar.

Sự phát triển của AA là một điển hình cho thấy ngành chế biến gỗ và nội thất tại Việt Nam lớn mạnh không ngừng trong 20 năm qua.

Năm 2017, xuất khẩu gỗ của Việt Nam trị giá 8 tỉ đô la Mỹ, trong đó, đồ gỗ khoảng 6,7 tỉ đô la Mỹ, còn lại là những sản phẩm lâm sản ngoài gỗ như mây, tre, nứa, lá… Bên cạnh đó, giá trị sản xuất đồ gỗ nội địa khoảng 1,65 tỉ đô la Mỹ. Nhiều năm liên tục, gỗ nằm trong tốp 10 nhóm mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất Việt Nam. Trong số khoảng 100 quốc gia xuất khẩu đồ gỗ, với tổng giá trị xuất khẩu là 141 tỉ đô la Mỹ và nhu cầu thế giới tiêu thụ được dự báo là 600 tỉ đô la Mỹ, sự tham gia của Việt Nam tuy tạo ấn tượng trong thời gian qua nhưng còn chiếm cơ cấu khiêm tốn. Bởi vậy, ngành chế biến gỗ và nội thất, lĩnh vực thâm dụng lao động “có nhiều dư địa để phát triển, phù hợp với người Việt Nam,” theo ông Nguyễn Quốc Khanh, người cũng đang nắm vai trò chủ tịch hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA). Continue reading