Trích dẫn học thuật (4)

Nếu không có ai là tác giả, hay tiêu đề của tác phẩm ám chỉ một tổ chức hay nhóm người chịu trách nhiệm chính cho cuốn sách, thì chúng ta sẽ coi nhóm người hay tổ chức đó là tác giả.

Ví dụ:

Ngân hàng thế giới (1999). African development indicator 1998/99. Washington D.C., World Bank.

Nếu không có ai là tác giả, hay tiêu đề của tác phẩm không ám chỉ một tổ chức hay nhóm người chịu trách nhiệm chính cho cuốn sách, thì chúng ta sẽ coi đó là Anon (viết tắt của Anonymous, không nêu tên)

Ví dụ:

Anon (2005), Brain storm, New Scientist, 5th March, p.43

– Những suy nghĩ sai:

Chỉ cần đưa danh sách trích dẫn vào phần cuối là đủ: Không được, cần phải rõ ràng và chi tiết để đối chiếu.

Chỉ cần trích dẫn y nguyên là tốt rồi, vì gốc bao giờ cũng tốt: Không được, hãy sử dụng các nguồn nội dung theo cách thể hiện rằng bạn hiểu nội dung đó và biết cách dùng nó một cách hiệu quả.

Những ý tưởng và thông tin này đều có trong các cuốn sách giáo khoa cơ bản, nên không cần phải viết trích dẫn học thuật: Không được, mọi thứ đều cần phải được trích dẫn nguồn.

Thay đổi mọi nội dung bằng cách viết và diễn đạt của mình là được: Không được, tóm tắt ý của người khác vẫn là copy và không có gì từ đầu của bạn cả.

Có thể copy bao nhiêu cũng được từ vài nguồn thôi, miễn là bạn cho các câu trích dẫn vào trong ngoặc kép: Sai, nên sử dụng càng nhiều nguồn càng tốt, không nên copy quá nhiều và trực tiếp. Hãy sử dụng có giới hạn. Một bài viết học thuật không phải là một tập hợp của các câu trích dẫn.

Nguồn: Nguyen, A (2009) dựa trên The Litttle Book of Plagiarism 

Comments