Nhân dịp các nước xem lại chính sách năng lượng hạt nhân

Nhật, Anh, Đức, Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc…và còn rất nhiều nước khác đều đã tuyên bố sẽ xem xét lại chính sách phát triển năng lượng hạt nhân.  Hôm nay, một ông to to của Anh nói là các lò phản ứng thế hệ mới sẽ có thể không bao giờ  được xây dựng tại Anh. Mỹ tuyên bố dừng các dự án xây dựng lò mới đã được thông qua trước đây. Thảm họa hạt nhân tức là chết, không phương cứu chữa. Chết 1 thế hệ và rất nhiều thế hệ tiếp theo.

CHUYÊN GIA VỀ KHÍ HẬU NÓI VỀ FUKUSHIMA:

‘Chúng ta đang cướp quá khứ và tương lai để nuôi hiện tại’

Nhà khoa học khí hậu nổi tiếng thế giới người Đức Hans Joachim Schellnhuber trong cuộc trò chuyện với tạp chí SPIEGEL đã chia sẻ suy nghĩ của ông về những bài học từ thảm họa của nhà máy điện Fukushima (Nhật Bản), tương lai của năng lượng hạt nhân ở Đức, và vì sao xã hội cần phải thay đổi cho một tương lai an toàn hơn cho loài người. Ông cảnh báo: “Chúng ta tiêu thụ dầu trong 1 năm tương đương với mức dầu cần tới 5,3 triệu năm mới đủ sức hình thành”.

SPIEGEL: Ai hoặc cái gì là nguyên nhân gây ra thảm họa Fukushima?

Schellnhuber: Trận động đất chỉ là cái cò súng. Thói quen suy nghĩ logic điên khùng mà chúng ta áp dụng khi đối phó các nguy cơ trong khoa học là buộc tội (ai đó, cái gì đó). Chúng ta chỉ bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm trong trường hợp nó khả thi về mặt kinh tế trong thời điểm cụ thể, hoặc chúng ta có khả năng kiểm soát trong điều kiện hoạt động bình thường. Nhưng mức độ Richter của động đất là không có giới hạn. Tại sao một nhà máy điện hạt nhân của Nhật lại chỉ được thiết kế với sự chịu đựng động đất là 8,2 độ Richter, và không kể tới phương án bị sóng thần tấn công?
SPIEGEL: Có thể là vì nếu không như thế thì điện từ nhà máy điện hạt nhân sẽ trở nên quá đắt đỏ.
Schellnhuber: Toàn bộ mô hình kinh tế dựa trên nền tảng sung túc, giàu có của thời sau chiến tranh, dù ở Nhật hay Đức, đều dựa trên tư tưởng là: năng lượng rẻ và sức tiêu thụ vật chất đang tăng và đó là nguyên nhân khiến chúng ta càng ngày càng hạnh phúc hơn. Đó là lý do các nhà máy điện hạt nhân đang được xây ở những khu vực rất có biến động về mặt địa lý, và chúng ta tiêu thụ lượng dầu trong 1 năm tương đương với mức cần 5,3 triệu năm mới đủ sức hình thành. Chúng ta đang cướp của cả quá khứ và tương lai để nuôi hiện tại. Đó là lối suy nghĩ độc tài của cái gọi là “ở đây” và “bây giờ”.
SPIEGEL: Ông có giải pháp nào thay thế?
Schellnhuber: Chúng ta cần phải chấm dứt thái độ tảng lơ những vấn đề thực sự có hại cho xã hội. Ngoài những thảm họa về hạt nhân, còn là viễn cảnh Trái đất nóng hơn từ 6-8 độ C vào năm 2200. Chỉ khi chúng ta thực sự đánh giá đầy đủ và suy nghĩ nghiêm túc về những mức thiệt hại cao nhất có thể gặp phải, thì chúng ta mới có thể quyết định sẽ cổ vũ thực sự cho một loài hình công nghệ cụ thể hay không.
SPIEGEL: Cho tới nay, ông không phải là người lên tiếng phản đổi năng lượng hạt nhân.
Schellnhuber: Tôi cũng không phải là người ủng hộ năng lượng hạt nhân. Quan điểm của tôi là: Hãy tranh thủ các chi phí lợi ích của những nhà máy hạt nhân hiện nay để nhanh chóng phát triển các hệ thống năng lượng tái tạo. Tôi hi vọng điều gì đó tốt đẹp sẽ nảy nở từ những điều tồi tệ.
SPIEGEL: Ông suy nghĩ gì trước kế hoạch “tạm đóng cửa 7 nhà máy điện hạt nhân” của chính phủ Đức?
Schellnhuber: Đó là việc làm đúng đắn. Điều đã xảy ra ở Nhật có thể xảy ra ở Đức nếu một chi tiết của việc không may trong rất nhiều việc không may diễn ra. Đó là chuyện không tránh khỏi của việc có thể không có thực. Nhưng cách mà chính phủ tiếp cận để giải quyết vấn đề không có lợi cho văn hóa chính trị của Đức.
SPIEGEL: Vì sao?
Schellnhuber: Năm ngoái, chính phủ tuyên bố các nhà máy hạt nhân của Đức an toàn. Điều này cho phép tôi có 2 kết luận: Hoặc là họ không biết được toàn bộ sự thật vào thời điểm đó, nghĩa là đó là chính sách tồi; hoặc họ phản ứng theo kiểu “thái độ lạc quan”, tức là chính sách đó còn tồi hơn.
SPIEGEL: Ông có cảm thấy lo ngại về chính sách chống hạt nhân của chính phủ sẽ dẫn tới tình trạng khí thải CO2 nhiều hơn, vì than đá lại được dùng lại?
Schellnhuber: Thực ra, tôi tin là đây chính xác là điều mà Thủ tướng Angela Merkel sẽ không cho phép. Bây giờ, mọi người đều bắt đầu hiểu là hệ thống hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào nhiên liệu hóa thạch sẽ không có tương lai, và cần phải đầu tư lớn vào nguồn năng lượng tái tạo.


SPIEGEL: Ông có cảm thấy sự thay đổi bất ngờ của chính phủ liên quan tới chính sách năng lượng là đầy đủ chưa?

Schellnhuber: Chưa. Đây chỉ là điểm khởi đầu của sự chuyển dịch sâu sắc. Hội đồng tham vấn Đức về Thay đổi toàn cầu mà tôi là chủ tịch sẽ sớm đưa ra 1 kế hoạch mang tính vĩ mô cho sự thay đổi của xã hội. Chính xác là vì Fukushima, chúng tôi càng tin là cơ sở mới cho khả năng cùng tồn tại là cần thiết.
SPIEGEL: Điều đó có nghĩa là gì?
Schellnhuber: Chúng ta cần một khế ước xã hội cho thế kỷ 21 để đảm chứng cho mong ước chung nhằm tạo ra công nghiệp bền vững. Chúng ta phải giải quyết một lần, và cho tất cả, để có thể để lại cho hậu thế nhiều hơn là 1 di sản chỉ toàn những thảm họa hạt nhân và biến đổi khí hậu. Điều này cần có sự thấu cảm vượt không gian và thời gian. Để thúc đẩy điều này, quyền của các thế hệ tương lai cần phải được coi là thiêng liêng trong hiến pháp Đức.


SPIEGEL: Và cụ thể?

Schellnhuber: Ví dụ, chúng ta phải ổn định tiêu thụ năng lượng ở mức hợp lý. Nếu chúng ta bắt đầu khai thác hết tiềm năng sử dụng năng lượng hiệu quả ở Đức, chúng ta sẽ chỉ cần ít hơn 30% nhu cầu năng lượng hiện tại, mà không cần phải đánh đổi gì hết.
SPIEGEL: Làm thế nào có thể thuyết phục một xã hội về sự cần thiết hạn chế tiêu thụ năng lượng?
Schellnhuber: Chỉ có thể làm được dựa vào thay đổi văn hóa. Cuối cùng, xã hội cần có sự thảo luận, trao đổi, tranh luận hoàn toàn khác so với văn hóa trao đổi, tranh luận trước đây. Đây mới chính là loại thay đổi mà tôi cảm thấy khó khăn nhất.
SPIEGEL: Vì sao các thông điệp của ông chưa được tiếp nhận nhiều cho tới nay?
Schellnhuber: Tôi không phải là nhà tâm lý học hay xã hội học. Nhưng kinh nghiệm cuộc sống cho thấy, sự yêu thích tính tiện dụng và sự ngu dốt là 2 sai sót lớn nhất trong tính cách của con người. Nếu hai thứ đó kết hợp với nhau thì sẽ là thảm họa chết người.

Box: Nhà khoa học Hans Joachim Schellnhuber, 60 tuổi, là chuyên gia vật lý và nghiên cứu khí hậu nổi tiếng thế giới. Sau khi làm việc ở Đức và Mỹ, ông được chỉ định là giám đốc sáng lập ra Viện Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Potsdam vào năm 1991, và vẫn ở vị trí đó cho tới ngày nay. Ông là cố vấn của Thủ tướng Đức Angela Merkel về các vấn đề liên quan tới khi hậu với vai trò Chủ tịch hội đồng tham vấn Đức về Thay đổi toàn cầu (WBGU).