Nhà báo sử dụng mạng xã hội như thế nào?

Nguồn ảnh: webservicesinc.net
Nguồn ảnh: webservicesinc.net

Không gian mạng xã hội: Facebook, Twitter, LinkedIn, forum, websites…là công cụ cần thiết để thu thập tin tức, chia sẻ đường dẫn về các bài viết mà bạn quan tâm. Đây cũng là nơi để giao lưu, chia sẻ, kết bạn, tìm hiểu thông tin, giải trí…của mỗi cá nhân. Với các nhà báo cũng vậy. Tuy nhiên, cách họ sử dụng mạng xã hội thế nào đã được bản thảo rất nhiều trong các tòa soạn. Nhiều nơi như Reuters, BBC, CNN, AFP…đã có những quy định rõ ràng về cách mà các thành viên của họ nên/phải sử dụng mạng xã hội.

Vì sao lại cần có 1 bộ quy tắc riêng? Vì khi cá nhân thuộc một tổ chức nào đấy thì phải tuân thủ những quy định của tổ chức để đạt mục tiêu chung. Với các nhà báo, trong rất nhiều trường hợp, người khác kết bạn, follow họ, like họ, là vì họ làm cho 1 tổ chức báo chí nào đấy, và những người đó hi vọng sẽ nhận được thông tin mới, chính xác, thú vị, có trách nhiệm. (chứ cá nhân mà đứng ra riêng rẽ thì sẽ phải mất lâu lâu thời gian mới có thể tạo dựng uy tín cho riêng mình). Sau đây là vài khuyến nghị / yêu cầu bắt buộc mà các tổ chức báo chí quốc tế đưa ra cho phóng viên của họ, một cách tóm tắt, có chỉnh sửa cho phù hợp với Việt Nam: Continue reading

20 cách để khích lệ các phóng viên (dành cho các quản lý tòa soạn)

“Dẫn đầu đàn mèo – Quản lý phòng tin thời kỹ thuật số” là 1 nghiên cứu của viện Reuters. Có rất nhiều điểm thú vị. Sau đây là 20 cách để một lãnh đạo có thể khích lệ các phóng viên – vốn rất cứng đầu, ưa tự do, không thích khuôn khổ – làm việc hiệu quả hơn. Tiền không phải là tất cả.  Continue reading

Quy tắc 20:1 và những cách bạn có thể làm để sử dụng mạng xã hội hiệu quả hơn

Tất nhiên là em làm sao có người nào follow em trên mạng, khi em ngủ 20 tiếng/ngày?
Tất nhiên em mèo ơi là em mèo, em làm sao có người follow trên mạng khi em ngủ 20 tiếng/ngày?

“Mỗi người rồi sẽ có một chỗ trên Internet.”Đó là một câu trong cuốn sách What would Google do? của Jeff Jarvis. Cuốn sách rất thú vị về “Nền kinh tế Google”còn nói nhiều hơn về những thay đổi vĩ đại mà các công ty Internet tạo ra. Vì vậy, nếu bạn chưa đọc, có thể mua trên Amazon để đọc, hoặc, bật mí tí, là trên mạng cũng có bản pdf đấy. he he.

Nhưng entry này không định giới thiệu về sách. Những người có quan điểm cực đoan cho rằng, thời buổi này, bạn chỉ tồn tại khi người ta Google và tên bạn xuất hiện kèm theo những thông tin cơ bản hoặc sâu sắc về bản thân bạn;  và có người lại nói, uy tín hay danh tiếng của bạn là những kết quả mà Google tìm thấy về bạn và chỉ cho những người đang tìm kiếm thấy điều đó. Nếu bạn là tập đoàn rất lớn và người ta tìm bạn những không thấy trên Internet, thì sớm hay muộn bạn cũng sẽ cảm thấy áp lực rất lớn của việc phải khiến mình xuất hiện trên Internet.

Truyền thông xã hội là thế hệ kế tiếp của các website thời kỳ đầu và đang trở thành thứ thay đổi toàn bộ cục diện của rất nhiều ngành trong xã hội như báo chí, PR, truyền thông, xây dựng thương hiệu…. Trong entry có tiêu đề 10 câu nói giúp bạn hiểu hơn về truyền thông xã hội mà tôi trích dẫn sau đây, chúng ta cùng đi từng bước tìm hiểu, phần nghiêng là bình luận của tôi: Continue reading

Báo chí theo mô hình Wal-Mart hay Amazon? Và vì sao các tờ báo dành cho số đông thất bại? (phần 1)

new-york-times-nytimes-building-cc
Trụ sở The New York Times ở Times Square. Ảnh: http://www.niemanlab.org/

Những người làm báo có lẽ đã nghe tới báo cáo kỳ công của New York Times mang tên Innovation Report. Hi vọng các đồng nghiệp đã đọc báo cáo này để tham khảo về những gì đang xảy ra trong ngành báo chí. Con sóng tưởng chừng hơi xa xa nhưng chẳng mấy chốc nó sẽ đến bờ.

Báo cáo nhấn mạnh tới ảnh hưởng từ mạng xã hội, và New York Times – tờ báo hàng đầu thế giới đang chật vật ra sao để chuyển mình thích ứng với tình thế mới. Cá nhân mình không nghĩ mạng xã hội hay truyền thông mới là “tiêu diệt” báo chí truyền thống. Mình chỉ nghĩ đơn giản đó là một sự chuyển động đương nhiên của thời cuộc, và ai cũng phải thay đổi để theo. You are doomed when you don’t do it. 

Mình đã từng viết một phần nhỏ về đề tài này. Nhưng bài viết mình đọc hôm nay thú vị và rất đáng tham khảo. 

Trong bài viết này, tác giả phân tích về một “cố tật” của báo chí, là khi báo chí gặp vấn đề gì là cứ gào lên, đổ lỗi cho người khác, cho yếu tố bên ngoài, mà cái căn bản nhất, là chính báo chí lại cứ nghĩ rằng mình tốt rồi. Thế là tác giả hỏi: Ô, thế tốt rồi sao lại gặp nhiều vấn đề thế?

The New York Times là tờ báo có trụ sở rất đẹp, là công trình nổi bật ở ngay Times Square ồn ào và náo nhiệt. Tờ báo này có số độc giả thuê bao đọc trên mạng rất tốt so với những tờ khác, nhưng dù vậy, tờ báo đang chứng kiến cảnh số người truy cập vào trang web của họ giảm, đặc biệt là trang chủ. Continue reading