Đầu tư tạo tác động ở Việt Nam

Bài viết đăng trên Forbes Việt Nam số 51, tháng 8.2017. Bản quyền: Forbes Vietnam. Tác giả: Khổng Loan

Các nhà đầu tư tạo tác động (Impact Investors) đang tìm kiếm cơ hội ở thị trường đang phát triển còn rất nhiều tầng lớp kém may mắn cần được hỗ trợ  như Việt Nam. Nhưng không dễ tìm được doanh nghiệp tốt có các chỉ số ảnh hưởng tới xã hội, môi trường.

Không dễ dàng tìm được một doanh nghiệp xã hội để đầu tư tại Việt Nam. Đó là nhận định của quỹ Lotus Impact vào thời điểm họ chính thức tham gia thị trường cách nay khoảng ba năm. “Rất nhiều doanh nghiệp xã hội quy mô nhỏ, và không có chiến lược để quy mô hóa ảnh hưởng,” Lê Chí Thành, phụ trách đầu tư và nghiên cứu của Lotus Impact cho biết. Họ nhận thấy hầu hết các doanh nghiệp đều cố gắng cải thiện cuộc sống cho một số lượng giới hạn người thụ hưởng. Và dù một số công ty nhận mình là doanh nghiệp xã hội nhưng không xây dựng được bộ chỉ số đo ảnh hưởng tạo ra cho xã hội và môi trường – điều mấu chốt ảnh hưởng tới quyết định rót vốn của các nhà đầu tư. Continue reading

CTO Thuận Phạm: “Hãy tạo ra những khu vực tập trung tài năng”

Bài phỏng vấn đã đăng trên Forbes Việt Nam số 51, tháng 8.2017. Mời xem bản đầy đủ trên tạp chí in. Bản quyền Forbes Việt Nam.

Thuận Phạm là một trong những người Mỹ gốc Việt được biết đến nhiều nhất ở thung lũng Silicon, nơi ông đang là tổng giám đốc công nghệ của Uber toàn cầu. Forbes Việt Nam trò chuyện riêng với ông tại Hà Nội cuối tháng 7.2017.

Thuận Phạm nói tiếng Việt gần như hoàn hảo với âm sắc miền Nam dù rời Việt Nam từ năm 1979. Nước da rám nắng khỏe mạnh, dáng người cao gầy, Thuận Phạm không khác một người đàn ông miền Nam điển hình khiêm tốn, không thích xuất hiện trước đám đông. Nhưng bộ óc đứng đằng sau hệ thống kỹ thuật giúp Uber mở rộng hoạt động tại hơn 30 thành phố cách nay bốn năm tới hơn 600 thành phố, phát triển và quản lý bộ máy từ 40 kỹ sư lên 2.000 kỹ sư hiện nay, tỏ ra hào hứng khi nói về kỹ thuật và công nghệ. Phần trao đổi sau đã được cắt gọn.
Forbes Việt Nam: Theo ông, chương tiếp theo của Uber sẽ như thế nào? Uber sẽ sử dụng các dữ liệu từ khách hàng vào những việc gì? Continue reading

Forbes Việt Nam số 43: Mở chuỗi nhà hàng

Ảnh: Tiến Thành
Ảnh: Tiến Thành

@Forbes Việt Nam số 43. Tháng 12.2016

Sau khi Việt Nam hạ thấp rào cản thâm nhập thị trường F&B cho công ty nước ngoài từ năm 2015, Longfort Group từ Malaysia đang khai phá thị trường với những ý tưởng mới.

Tại TP.HCM, L’USINE là tên tuổi tiên phong trong xu hướng tạo ra không gian quán cà phê kiêm nơi bán lẻ mang phong cách Đông Dương thời thuộc địa, nằm trên lầu của chung cư cũ được cải tạo lại. Ban đầu đây chỉ là nơi để các nhà sáng lập trưng bày những món đồ họ sản xuất. Sáu năm kể từ ngày thành lập, L’USINE trở thành thương hiệu độc đáo về lối sống trong du khách trẻ và những người làm việc trong lĩnh vực sáng tạo, thiết kế. L’USINE được Longfort Group, một quỹ đầu tư gia đình từ Malaysia mua lại vào tháng 10.2015. Continue reading

Forbes Việt Nam số 44: Thị trường nhiếp ảnh tại Việt Nam

Bức ảnh Bạn thân của nhiếp ảnh gia Réhahn

@Forbes Việt Nam số 44, tháng 1.2017

Những bức ảnh chụp ở Việt Nam đang được các nhà sưu tập và bảo tàng thế giới chú ý. Liệu thị trường Việt Nam đã thực sự sẵn sàng cho nghệ thuật nhiếp ảnh?

Tấm ảnh đắt giá nhất trên thế giới đang thuộc về Bóng ma (Phantom), bức ảnh đen trắng do nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Úc Peter Lik chụp hẻm núi Antelop ở Arizona (Mỹ). Kỷ lục 6,5 triệu đô la Mỹ mà “Bóng ma” xác lập cách nay hai năm cho thấy giá tiền một tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật có thể đạt được.

“Bóng ma” gây tranh cãi dữ dội trong giới nghệ thuật và phê bình. Một phía cho rằng nhiếp ảnh không phải là nghệ thuật. Dẫu vậy, ở thị trường còn sơ khai với ảnh nghệ thuật như Việt Nam, theo Réhahn, nhiếp ảnh gia 37 tuổi người Pháp đã có 5 năm gần đây hoạt động ở Việt Nam, ảnh nghệ thuật bắt đầu được chú ý hơn. Anh cho biết bức ảnh “Best Friends” (Bạn thân) kích thước 1×1,5m của anh vừa được bán với giá 17 ngàn đô la Mỹ cho một nhà sưu tầm cá nhân người Việt giấu tên. Đây là bức ảnh đắt giá nhất của anh. Như vậy, toàn bộ 3 bức duy nhất trên thế giới có kích thước lớn này đã được bán hết với giá từ 10 ngàn đến 17 ngàn đô la Mỹ, và 11/14 bức có kích cỡ 60x90cm đã được bán với giá 4.000 đô la Mỹ. “Tác phẩm nhiếp ảnh có thể bán được (với giá cao),” anh nói. “Dù ở Việt Nam đây là thị trường nhỏ và mới, nhưng có những thứ thú vị đang diễn ra.” Continue reading

Forbes Việt Nam số 46: Vương Thị Ngọc Lan – Khoảnh khắc diệu kỳ

@Forbes Việt Nam số 46, chuyên đề Danh sách 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2017. Tháng 3.2017

Phòng khám Ngọc Lan ở quận 1 (TP.HCM) luôn đông bệnh nhân từ sáng tới tối. Họ tới từ khắp mọi nơi ở Việt Nam và cả trên thế giới. Đây là một trong những phòng khám ngoài giờ có quy mô lớn trong lĩnh vực phụ sản và là địa chỉ được nhiều cặp vợ chồng tìm đến khi gặp khó khăn trong sinh nở. Ngoài giờ làm việc tại ĐH Y dược TP.HCM, bệnh viện phụ sản Từ Dũ và bệnh viện đa khoa Mỹ Đức, bác sĩ Vương Thị Ngọc Lan có mặt ở đây vào khoảng 5h – 7h tối mỗi ngày, trong chiếc áo blouse trắng, bà tư vấn cho người đến khám trong một phòng khám nhỏ như các đồng nghiệp khác. Bà nhận khoảng 20 trường hợp mỗi ngày, với lý do là muốn dành thời gian đủ để tư vấn, “vì nếu không họ sẽ phải chờ lâu và lại có cảm giác không được quan tâm chu đáo,” bà cho biết. Continue reading