Forbes Việt Nam số 36: Cách chơi mới trên thị trường bán lẻ cafe

screenshot_14©Forbes Việt Nam số 36. Tháng 5.2016

Khi đến Việt Nam cách nay gần 4 năm, Patricia Marques, người phụ nữ sinh ra ở Peru có gần 20 năm cuộc đời gắn bó với cà phê, nhận thấy thị trường Việt Nam mới chỉ có hai chuỗi quán cà phê chính là Highlands và Trung Nguyên. “Họ đều rất thoải mái, hài lòng với thực tại.” Patricia nhận xét.

Ở vị trí tổng giám đốc công ty TNHH thực phẩm và đồ uống Viet Idea, nơi sở hữu quyền kinh doanh thương hiệu Starbucks tại Việt Nam, Patricia thường phỏng vấn tuyển dụng nhiều ứng viên. Một câu hỏi khá quen thuộc được đưa ra: “Bạn hình dung mình như thế nào trong vài năm tới?” “Họ chắc chắn đều trả lời giống nhau: Tôi muốn sở hữu quán cà phê của mình,” bà cười nhớ lại.

Trở thành chủ là tinh thần kinh doanh đáng khích lệ ở bất cứ nơi đâu. Nhưng tại sao lại là cà phê? Phải chăng bởi sự có mặt của thương hiệu cà phê hàng đầu thế giới đã tạo nên sự hứng thủ và cả “náo loạn” thị trường, với những khách xếp hàng hàng dài dưới trời nắng chờ mua ly cà phê khi Starbucks khai trương tại khách sạn New World (Q.1, TP.HCM) ngày 1.2.2013. “Chúng tôi đã khuấy thị trường lên theo một cách rất độc đáo,” Patricia nói.

Continue reading

Forbes Việt Nam 24: Trẻ và nhanh ở Rikkeisoft

screenshot_12©Forbes Việt Nam số 24. Năm 2015

“Đối với thị trường Nhật, có thể nói Rikkeisoft là công ty phần mềm Việt Nam khai thác thị trường nhanh nhất,” Tạ Sơn Tùng, đồng sáng lập kiêm CEO của Rikkeisoft, công ty phần mềm có trụ sở ở Hà Nội, cho biết. Rikkeisoft là cái tên mới trên thị trường gia công phần mềm cho Nhật Bản. Bốn tháng sau khi thành lập, bắt đầu có doanh thu vào tháng 8.2012, cuối năm đó, họ có doanh số ba tỉ đồng. Năm 2014 doanh thu của họ là một triệu đô la Mỹ, và mục tiêu năm 2015 là ba triệu đô la Mỹ. Điều gì khiến công ty mới thành lập có thể thâm nhập thị trường đặc thù như Nhật Bản? Continue reading

Forbes Việt Nam số 24: Ươm mầm khởi nghiệp

screenshot_12©Forbes Việt Nam số 24. Năm 2015.

Tham dự chương trình huấn luyện tập trung dành cho chín nhóm có ý tưởng khởi nghiệp tốt nhất tại Hà Nội, Phạm Kim Hùng, sáng lập và CEO của công ty cổ phần TechElite chỉ dám hi vọng sẽ có thêm những cơ hội kết nối về nghề nghiệp. Chương trình nằm trong đề án “Thương mại hóa công nghệ theo mô hình thung lũng Silicon” (Vietnam Silicon Valley – VSV) nhằm ươm mầm những doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ và tạo ra hệ sinh thái khởi nghiệp, nhưng việc hầu hết những người điều hành và cả những cố vấn chương trình là chuyên gia về tài chính và ngân hàng khiến cho Hùng cảm thấy e dè. Continue reading