Giải điều tra Pulitzer

ProPublica- trang web báo chí điều tra phi lợi nhuận của Mỹ với 2 năm tuổi đời, đã được trao một trong những giải thưởng danh giá nhất của Pulitzer 2010.

Báo chí điều tra – thể loại mà bấy lâu nay chúng ta đã thấy biến mất trong nền báo chí một một số quốc gia, ở Việt Nam còn có tên gọi là “thể loại báo chí chống tiêu cực”.

Fink là tiến sỹ chuyên ngành thần kinh học, đã làm việc trong 2 năm, phỏng vấn 140 người và xem lại tất cả các tài liệu để kết cấu lại các sự kiện trong bệnh viện – vốn bị mất điện và nước trong thảm họa Katrina để viết được 13.000 từ.

ProPublica nhắc chúng ta nhớ rằng, sự cần thiết phải ra đời “các mô hình mới…để tiếp tục một trong những sứ mệnh cao cả của báo chí…vì lợi ích của công chúng…” – theo bình luận của Roy Greenslade trên The Guardian.

Không nói quá lời khi nhận định: Một nền báo chí không có báo chí điều tra thì không gọi là báo chí.

P.S: Mình vẫn nhớ những buổi học ngồi bệt dưới sàn thảm vì hết chỗ tại trường City của thầy.

Phóng sự của Fink có ý nghĩa gì với xã hội Mỹ. Nghe tác giả nói.

An education: Em đừng lớn

Dạo này mình rất yếu tim. Xem phim chỉ thích phim họat hình. Thực ra phim họat hình cũng rất có ý nghĩa, mà lại vui. Ví dụ như 2 bộ phim họat hình gần đây nhất là Nàng công chúa và con cócChim cánh cụt ở Madagascar. Voice trong phim họat hình luôn là điều thú vị nhất.

Nàng công chúa cóc thì rất vui, còn chim cánh cụt – siêu phi công – thì rất là nhí nhố.  Thích nhất là giọng anh Sacha Baron Cohen vai Vua Julien the Lemur.

Bộ phim về chiến tranh Iraq đọat giải Oscar thì chỉ xem được 10 phút. Nữ đạo diễn đầu tiên đọat giải Oscar thì cũng chịu. Mình xem đến phút 11 thì chịu không nổi vì hồi hộp. (Phim gì mà cứ dọa nổ bom, ai mà chịu nổi!) Mình tưởng chỉ súng ống, hoặc phim ma (như trong The Others mới đáng sợ).

Nhưng hóa ra, An Education – hoàn toàn là lãng mạn và mang màu sắc xã hội – cũng khiến mình hồi hộp không kém. Cứ hết một cảnh, mình lại cầu trời cho cô bé diễn viên chính đừng lớn lên.

Phim nói về Jenny, một cô nữ sinh sắp tròn 17 tuổi, sống ở vùng ngoại ô thành phố London trong thập niên 1960. Cô học rất giỏi, chuẩn bị thi vào Oxford thì gặp David – một người đàn ông lớn gấp đôi tuổi cô. Sự từng trải của David như giúp cô khẳng định thêm, chẳng cần có học, chẳng cần Oxford, cô cũng có thể hưởng thụ cuộc đời.

Cô nghi ngờ học vấn, vì học để làm gì, khi những người xung quanh cô, như cô giáo, như cô hiệu trưởng, cuối cùng vẫn lầm lũi giảng những câu nói boring (theo cô) hàng ngày.

Cô được David tặng quà, đưa tới Paris, nghe nhạc jazz, đi mua sắm, bước vào tuổi mới và tình yêu mới với đầy đủ khát khao khám phá.

Nhưng cô vô tình phát hiện David không phải là người tốt. Nhưng những sự xa hoa cô có được khíên cô quyết định bỏ qua. Và cũng bỏ luôn học để sẵn sàng trở thành vợ của David.

Mulligan đã diễn xuất sắc vai cô gái ngây thơ, rồi mỗi một khoảnh khắc trở nên thay đổi. Như cái cây lớn lên, già đi. Mình thót tim với mỗi cảnh diễn. Những bài học về tuổi trẻ và sự trưởng thành không bao giờ cũ. Nhưng xem phim, để rồi chợt mơ một điều viển vông: Giá mà Jenny đừng lớn. Giá mà…

Hiro Muramoto

Hiro đang quay các vụ biểu tình ở Thái Lan hôm 10-4.

 Hiro Muramoto, 43 tuổi, quay phim người Nhật Bản làm việc cho hãng thông tấn Thomson Reuters tại Toykyo đã bị bắn chết trong đợt tác nghiệp tại Bangkok hôm 10-4. Anh mới đến Bangkok hôm 8-4.

“Nghề báo có thể cực kỳ nguy hiểm đối với những người đang cố gắng kể cho thế giới nghe câu chuyện mà mình đang tận mắt chứng kiến,” David Schlesinger, Tổng biên tập của Reuters nói về cái chết của Hiro. Hiro đã làm việc cho Reuters hơn 15 năm qua. 

Đây là điều thật không may mắn. Cầu nguyện cho những người đưa tin từ Thái Lan.

Ảnh: Reuters