Gửi người em gái

Mình không có em gái, chỉ có anh trai. Nhưng chuyện đó cũng chẳng ngăn cản mình viết thư cho một đứa em gái tưởng tượng, khi mình cần phải làm thế để hy vọng đoạt giải thưởng gì đấy. Hè hè. Đề tài: Viết thư cho một người nào đó, kể về cuộc sống ở Anh đã thay đổi con người và sự suy nghĩ của bản như thế nào. Mình viết trong tâm trạng rối bời: 1/ phải đăng ký online để mua cái TV licencce (và phải trả 100 bảng cho cái việc đó), thẻ debit card không dùng được, gọi điện cho HSBC thì người ta hỏi what is your memorable word. Làm sao mà nhớ được! Thế thì tèo nhé, mời bạn đến branch. 2/ Cộng thêm thời gian viết chỉ là 2 tiếng, vì deadline đã hết. But here we go!
Dear my petite sister,
It is more than 4 months since we last met. When you saw me
off at Tan Son Nhat airport when I flied to London, you said that I had to
learn for your dream as well. I smiled. You know that I really believe that you can do even better than me. We share the same dream of coming to England and live the international life before coming back to Vietnam and contribute to building the better country.
It should take several more years for you before that dream come true. How is my lovely sister doing? Are you reading, studying hard, traveling and enjoying your life living with mom and dad? Time is not waiting for any one, my dear. I must repeat it. I am enjoying my every minute here in London as well.
It is true when some one says that London is an inspiring city. The longer I live in London, the better I understand the world, the better I understand who I am in the world and what I want to do in my life. I
have a clear view on my future now, which makes me feel happy and more confident.
London runs fast, with endless activities done by people from all over the world coming to give to this city. The Daily Mail recently found 190 people to represent 190 countries in the world living in London for the United Nation themed photo shot. So you can imagine how international
London is, don’t you? I represented Vietnam, holding the flag in front of my
heart. More than ever, it made me feel that I really wanted to do something good for the people of our country. I do want so.
It is less than 7 months that I would be in Vietnam and apply what I learn from here. I can’t wait for that.
I want you to read first, and understand the world before moving here to study. It is precise to say that the world is without border now. You will feel it when you are here. If some one takes you to Oxford street and leaves you there without letting you know where you are, it is almost impossible for you to tell the city you are in. You do not feel that they are living in a foreign country, as they can have their traditional food right in London.
International atmosphere may hinder some one, but for me, it tells me that I am not “no one”. I can be any one, who should do something to
make better the life of myself, the people in general, and the people from my country in particular. I know that the people in my country need me. Let’s do something good together for the country.
I would be very happy if some day, you would have classmates like I am having now. They are from 20 countries. They all want to be good
journalists. They believe that good journalism would bring better lives for
people. They want to be a part of good journalism, and they are working hard on it by writing articles and applying ethical methods when doing it. They read a lot. They practice a lot. They discuss a lot. They argue a lot. Here, it is the way that the study goes. So prepare for that.
But not only that (LOL), living in the UK would allow you to travel widely more easily, as it connects to the world well. You would see new lands, meet new people, learn new things, and enjoy new cultures. You would be inspired by how friendly, creative and lovely people every where. You will learn to respect others’ identities and cultures, and more importantly, to preserve well your identity and culture. It is because you understand more who you are in the world.
It is said that the more you travel, the more you want to travel. I am traveling as much as I can when I am here. France, Switzerland, Scotland, and other cities in England have been added into my travel list. It is so wonderful, isn’t it? After each trip, I understand that the world is
small if you want it to be. But it would be large, if you just dream without
doing anything.
My dear sister,
I know that you understand how good it could be for you to study in England. I am happy if I know that you are working hard for the plan.
Know your dream, and work on it.
Love,
Loan Khong
(Bài viết 08.02.2007 06:17)

Báo động

Sao mình ghét cái tiếng hú còi báo động cháy ở khu nhà mình thế. Nó thật vô tổ chức, vô kỷ luật, vô duyên. Nói chung, tổng hợp các loại vô.
Nó hú vào bất kể giờ giấc nào. Nửa đêm đang học bài. Hú.
3h sáng, vừa leo lên giường đi ngủ. Hú.
12h trưa, đang chẳng làm gì. Hú.
8h tối, đang ăn tối. Hú.
Mà hôm nay nó mới khiến mình bực mình khủng khiếp. Tối nay mình nấu món mỳ Ý. Thật là đĩa mỳ ngon nhất từ trước tới nay mình từng nấu. Thịt bò xào nhừ với cà chua, hành tây, rồi bơ…Nóng sốt, ngon lành. Đang ăn, rồi đang uống tí rượu Úc nữa, trong tâm trạng đói và mệt. Nó hú.
Mà đã hú là phải sơ tán ra khỏi nhà. Mà không được đi bằng thang máy, phải đi bộ từ tầng 8 xuống. Rồi phải mặc quần áo ấm, quàng khăn, đi tất. Giời ơi là giời.
Còn nửa đĩa chưa xong. Phút cuối quyết định cầm đĩa mỳ xuống
đất ăn tiếp.
Thế là con giời vừa đứng giữa trời lạnh, vừa ăn mỳ nóng.
Mà sao nhiều người lạ thế. Nướng bánh mỳ vào nửa đêm, rồi để quên nó cháy bốc khói. Hoặc nhiều người nấu ăn để nhiều khói bốc lên quá, cái máy báo động ngửi mùi được. Nó hú ầm ĩ.
Cũng có hôm nó hú mà chả ai phát hiện ra vì sao.
Một tuần nó phải hú ít nhất một tuần thì mới yên. Lâu lâu không thấy nó hú, người ta lại nhắc: “Hay là cái máy bị hỏng”.
Mà lỡ nó hỏng, cháy thật thì teo.
May mà hôm nay mình đang trong tâm trạng phởn phơ vì vừa được nhận vào thực tập ở một tờ báo lớn của Anh mà mình yêu thích. Thế cũng bõ công có suy nghĩ rằng có thể trong tương lai mình sẽ ăn chay. Đấy là mình mới có suy nghĩ thế thôi nhé, chưa có ý định làm. Nếu mà mình làm thì biết đâu, mình sẽ trở thành first vegetarian shark in the world.

Hôm nay, London có tuyết rơi. Mình vừa đi học vừa lẩm bẩm: Thực ra, tuyết rơi cũng chả có gì thú vị, ướt nhẹp, rơi lộp bộp trên ô. Thế mà cũng có lúc, bỏ ra một đống tiền để đến Thuỵ Sĩ xem tuyết rơi. Kể cả cũng có nhiều lúc con người ta cũng bất bình thường. He he.

(Bài viết 09.02.2007 03:44)

Cũ kỹ

Đôi khi tôi tự thấy mình thật cũ kỹ và bảo thủ. Không những tôi không dễ tiếp nhận cái mới, và nhiều khi không thể tiếp nhận vì sự nhận thức không cho phép, mà còn vì tôi không sẵn sàng để chấp nhận rằng ở đâu đó trên trái đất này có những điều khác những gì mà tôi vẫn cho rằng đúng.
Tôi hay nghĩ rằng phở là món ăn tuyệt vời của dân tộc mình, rằng ngon nhất, rằng tốt cho sức khoẻ nhất, rằng chỉ có món đấy là nhất. Tôi cho rằng chỉ có món như cơm, rau, đậu phụ mới là ngon. Rằng gà rán thì chỉ chấm với nước mắm chứ không thể chấm với một loại sauce làm sẵn nào đó vừa ngọt vừa nhạt được.
Tôi hay nghĩ rằng chỉ có áo dài là đẹp nhất, là tôn vẻ đẹp của người phụ nữ nhất, là văn hoá nhất, và là sexy nhất.
Tôi hay nghĩ rằng chỉ nên ăn ba bữa chính thôi, sáng là phải ăn vào 7h, trưa vào 12h và tối là 6h. Nếu ăn chệch giờ đi là không tốt cho sức khoẻ, là không bình thường.
Tôi không sẵn sàng để ăn những món mới. Tôi lơ đãng nhìn những món ăn được bày biện ngon lành, đẹp mắt ở những nhà hàng, ở các tiệm ăn. Tôi không thích vì chúng là các món ăn của Ấn Độ, của Tàu, của Thái, của Ghana, của Hàn Quốc, của Thổ Nhĩ Kỳ… (em phải confess là em thích đồ ăn Pháp và Ý). Tôi luôn nghĩ rằng đồ ăn của Ấn Độ thì cay lắm, của Tàu thì nhiều mỡ lắm, của Thái thì không ngon, của Ghana thì chả giống ai, của Hàn Quốc thì cay, của Thổ Nhĩ Kỳ thì làm sao ngon bằng VN!
Vậy mới chết!
Vậy mới khổ!
Người ta bảo rằng con người chỉ yêu cái gì họ thích (đúng quá), chỉ thích cái gì họ hiểu.
Chả thế trách tôi được, phải không? Vì tôi không hiểu.
Không trách, nhưng tôi bỏ lỡ đi nhiều cơ hội.
Được nếm những món ăn từ mọi nơi trên thế giới, những gia vị mà nếu ở nhà với mẹ tôi sẽ không bao giờ có dịp thưởng thức.
Được hiểu những phong tục, những nét văn hoá của các nơi khác. Để hiểu rằng có những con người không cùng màu da với mình, không để kiểu tóc giống mình, không có mũi tẹt như mình, không ăn bằng đũa như
mình.
Tôi không cười họ, cảm thấy sợ họ, coi thường họ, khinh họ vì họ khác mình.
Tôi chấp nhận sự khác biệt, đồng ý rằng đó là một phần tất yếu. Đồng ý rằng thế mới là một tinh thần khoẻ mạnh. Một tinh thần chấp nhận sự
khác biệt. Thế mới là cuộc sống khoẻ mạnh.
Khi tôi chỉ nhìn được từ trong nhà ra đến đầu ngõ, hoặc cùng lắm đến đầu phố, chỉ biết đến con cún nhà hàng xóm và con mèo nhà mình thì làm sao chấp nhận được có người nuôi trăn và chim đại bàng làm cảnh trong nhà.
Mở mắt và đeo kính. Đó không chỉ là mở mắt và đeo kính.
(Bài viết 13.02.2007 03:33)

Đêm cuối năm

Ngày cuối năm, xa nhà, ở nơi như mọi người hay gọi là xứ sương mù lạnh lẽo. Vậy mà sương mù thì chả có, mà lạnh thì cũng không. Hôm nay nắng chang chang, hơi lạnh thôi.
Cảm giác? Chả buồn. Chả vui. Chỉ bận.
Cong đuôi lên vì sao tự nhiên hiện ra nhiều thứ để làm thế không biết. Nhiều bài tập quá. Oải. Tình hình này không biết có qua nổi mùa đông giá rét này không. May mà các bài tập trước đều được đánh giá tốt. Nếu không, chắc tèo rồi.
Ở Anh thì chả thiếu gì nếu muốn sắm một cái Tết có đủ thứ để gọi là Tết, chỉ thiếu không khí.
Năm ngoái, mình mới chợt nhận ra là ngày cuối năm thật đặc biệt. Vũng Tàu thì làm gì có tiết trời vào Xuân, nóng chảy mỡ ra. Ngày nào mà chả nắng với gió. Thế mà đêm giao thừa, lúc mẹ mang mâm cơm có con gà luộc, đĩa gạo và muối, rồi vài nén hương, ly rượu ra ngoài sân cúng thổ công, tự nhiên mình thấy như tiết trời vào Xuân thật. Trước đó, mình và mẹ đi lễ chùa. Đến chùa Kim Liên gần nhà, mình thắp hương cầu sức
khoẻ cho gia đình và người thân. Thế thôi, có sức khoẻ là có cả. Mình đi chùa chỉ cầu sức khoẻ, những tiền tài của cải danh vọng, tự làm là có. Phật trên cao bận bịu với muôn vàn chúng sinh đau khổ rồi, mình xin nhiều quá, chả hoá ra tham, tranh hết phần các chúng sinh khác à? Mình chỉ cầu xin sức khoẻ.
Sau khi thắp hương xong, mẹ mình sẽ mang đĩa gà và xôi vào (nói đến đây lại thèm chân gà luộc chấm muối chanh quá). Cả nhà ngồi uống rượu sâm panh, ăn thịt gà, ăn xôi, xem T.V. Sau đó, đến tiết mục mừng tuổi. Mình thường chuẩn bị sẵn tiền mừng tuổi, cho vào phong bao lì xì để dưới gối. Đến giờ G mới lôi ra. Năm nào rủng rỉnh thì lì xì nhiều, năm nào ít hơn thì lì xì ít. Mà hình như chả có năm nào rủng rỉnh thì phải. He he.
Ngày mùng một, buổi sáng cả nhà ngủ nướng. Đến hơn 10h có họ hàng sang chúc Tết thì mới dậy. Rồi ăn sáng, rồi kéo nhau sang nhà họ hàng chúc Tết, rồi chụp ảnh. Tíu ta tíu tít. Mà lạ, một ngày như mọi ngày, thế mà gặp ai cũng “Chúc mừng năm mới. Chúc năm nay phát tài. Chúc chị sớm có cháu bế. Chúc em sớm gặp được chàng nào đấy”. Chúc thì
chúc thế thôi, chứ mình được chúc mà lời chúc chả thành sự thật gì cả. He he. Thành sự thật có phải là tốt không!
Khi còn ở ngoài Bắc, cái tiết trời hanh hanh, lành lạnh khiến mình cảm nhận rõ hơn v không khí Tết. Còn ở trong Nam thì chán hơn một tẹo. Đi mua cây Tết, quất Tết, đào Tết, mai Tết, hoa Tết trong tiết trời nóng thì còn gì thú vị nữa. Nó phải rét ngọt, phải co ro, nhìn ai cũng sù sụ trong áo mùa đông mới thích.
Nhìn ai cũng mua mua sắm sắm, bận bận bịu bịu, mình có cảm giác thật khác những ngày thường. “Nhà bác mua giò chưa?” “Năm nay nhà em ăn cá, ăn thịt nhiều chán rồi bác ạ.”
Mình thích nhất là phong tục mừng tuổi. Mình nghĩ rằng tuổi nào cũng cần mừng tuổi, chả cứ phải trẻ con hay người già. Tuổi nào mà chả đẹp, chả hay, chả cần thiết cho xã hội. Tuổi nào cũng cần được tôn vinh. Mình thấy ở tuổi của mình cũng tốt, dù hơi già. (Hà hà). Mình thích mừng tuổi và được mừng tuổi. Mừng em thêm một tuổi hay ăn chóng nhớn.
Năm nay, vịt nhà mình lại thêm một tuổi rồi. Vịt đã biết tiếp khách rồi. Mẹ kể, khách đến nhà, có đĩa bánh kẹo, Vịt nâng đĩa lên mời, nhưng lại lấy tay bốc kẹo đưa cho khách. He he. Vịt
buồn cười quá. Mẹ bảo Vịt vẫn nhớ cô lắm, cứ tranh phần đi đón cô. Nhớ Vịt lắm.
Hôn Vịt chút chít, Vịt nhé? Buồn cười, nhớ hồi ở nhà, cô đi đâu Vịt cũng lẽo đẽo theo như cái đuôi ấy nhỉ. Bao giờ cô về, cô lại đưa Vịt đi chơi nhé. Vịt có thích không?
Mai mình vẫn phải đi học, lại còn đến tận tối mới xong. Hy vọng về sớm để còn online với cả nhà đêm giao thừa
chứ nhỉ.
Thứ 2 phải làm một presentation về báo chí với vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiền, rồi một cái news story due vào thứ 3, rồi final thesis, rồi 4 cái assignments cho online journalism, rồi 1 cái cho international news. Thôi không kể nữa, vì không thể hết được.
Chả buồn. Chả vui. Chỉ bận.
Chúc cả nhà ăn Tết vui vẻ.
(Bài viết 16.02.2007 09:06)

My entry for the lab session on Feb 16 (Online Journalism)

Dear Bill,
This is my entry for the lab session on Feb 16. The title is: “Journalism education in digital revolution”. I have text, video, photos, links.
Some people argue that journalism cannot be taught. Others say that without education, journalists cannot know how to behave and work as they are supposed to do.

Now, journalism education is changing quickly to meet the digital revolution.

The print readership is declining in accordance with the booming of Internet and multimedia storytelling. The readers now can read, listen, watch, giving instant comments, sending by email or saving the stories that they are interested in.

Bloggers and citizen reporters are putting more pressure on reporters, thought they were not meant to be. Every one thinks that they can be a reporter.

It is said that it is never easier to be a reporter and publish your stories like we can those days.

There are assistant tools available on the Internet for you to self-train to be come a reporter.
So how students who pay money for their journalism education should be trained to be employed and to do good job?
Definitely they need to be equipped with new skills and competencies to succeed changing professional world in this 21st century.
The usual training classes are writing, listening, speaking, leadership skills, cooperative processes, press law and ethics,
fiscal responsibility, and media design and production.
Others can be media history, media evolution, functions, limitations and influences of media in society. Those are basic knowledge.
Students also need to learn to distinguish different forms of journalistic writing, such as news, features, opinion with appropriate styles.
Students also need to learn how to utilize computers for texting, graphics designing, radio, television, and new media. As they reach a high command on these skills, they would know how to work to utilize the techniques to high light the stories.
Watch a short movie about what citizen journalism is:

Provided by YouTube
How the journalism education is being carried out is different from countries to countries, places to places.
In London, where journalism courses are highly recommended at University of Westminster and City University London, the students are immerged in so many modules that they feel sometimes too tired to catch up. There are writing and reporting, journalism and society,
international news, print production, online journalism and Internet journalism (what is the difference between those two subjects, by the way?)
All the modules are interesting, but to tell the truth, they seem not enough to make the students confident to cope with the fast changing spectrum of current journalism.
It is important that journalist trainees are taught how to spare space for creativity, not just running after the journalism revolution.
(Bài viết 16.02.2007 20:47)