Tell me no lie / Dachau (*)

Đây là bài viết do Martha Gellhorn viết vào năm 1945, khi bà tới Dachau – một trại tập trung do người Đức dựng lên – khi chiến tranh thế giới II kết thúc. Đây cũng là bài đầu tiên trong lọat bài dịch các tác phẩm báo chí điều tra kinh điển mà Loan thực hiện, với mục đích chia sẻ với những ai quan tâm tới báo chí và quan tâm tới báo chí điều tra.

Tôn trọng tính độc đáo trong phong cách của người viết, Loan cố gắng giữ nguyên ở mức cao nhất cách dùng từ, cách viết của tác giả khi dịch.

———-

800px-dachau-0011


Chúng tôi rời Đức trên chiếc máy bay quân sự C-47 chở theo tù binh chiến tranh của Mỹ. Những máy bay xếp hàng trên đồng cỏ ở thành phố Regensburg và hành khách đứng tránh nắng ở dưới cánh máy bay trong khi chờ đợi. Họ sẽ không rời máy bay; đây là chuyến đi mà không ai lỡ chuyến. Khi tiếp viên trưởng nói mọi người lên máy bay, chúng tôi vội vàng bước lên như đang cố thoát khỏi đám cháy. Không ai nhìn ra cửa sổ khi chúng tôi bay qua bầu trời Đức. Không ai muốn thấy nước Đức nữa. Họ đã quay lưng lại nước Đức, với lòng thù hận và cảm thấy lợm giọng khi nhớ tới. Đầu tiên, các hành khách không nói chuyện với nhau, nhưng khi rõ ràng là nước Đức đã bị bỏ lại sau lưng, họ bắt đầu nói chuyện về nhà tù của mình. Họ không bình luận về người Đức, đó là từ họ nói thời xưa. Chẳng có gì mà nhắc lại. “Không ai tin chúng tôi đâu,” một anh lính nói. Tất cả đều đồng ý, sẽ chẳng có ai tin những gì họ nói.

“Cô bị bắt khi nào?” một anh lính hỏi.

“Tôi chỉ vô tình đi cùng chuyến bay thôi; tôi vừa xuống xem Dachau.”

Một người bỗng nói: “Chúng ta phải nói chuyện về Dachau. Chúng ta phải nói về nó, xem xem có ai tin chúng ta không.”

Đằng sau hàng rào dây thép gai và dây điện, những bộ xương ngồi phơi ra dưới ánh nắng mặt trời và tự tìm chấy rận trên người. Họ không có tuổi, cũng không có mặt; họ giống hệt nhau, và không giống bất kỳ thứ gì bạn có thể thấy nếu bạn may mắn. Chúng tôi đi băng qua một khu nhà rộng lớn, đông chật người và rỉ sét giữa nhà tù và đi đến bệnh viện. Trong tòa nhà này còn nhiều khung xương như vậy hơn nữa, từ họ toát ra thứ mùi của bệnh tật và chết chóc. Họ nhìn chúng tôi, nhưng không cử động; khuôn mặt không biểu lộ một thái độ nào, chỉ là một màu vàng bệch, làn da lông lá,để lộ ra những cục xương. Một người đàn ông lết đến phòng của bác sĩ; anh ta là một người Ba Lan, cao khoảng 6 feet (1,82m) và nặng ít hơn 100 pounds (45kg), mặc áo tù kẻ sọc, đi đôi giày cao cổ không buộc dây và cố choàng qua chân một tấm mền. Cặp mắt to và kỳ lạ như lồi hẳn khỏi khuôn mặt, xương hàm như chồi ra khỏi da. Anh ta đến Dachau từ trại Buchenwald (*) trên chuyến đi thần chết cuối cùng. Có khoảng 50 xe hộp chứa đầy những thi thể làm bạn đồng hành vẫn đang chờ ngoài khu trại, và trong ba ngày cuối cùng, quân đội Mỹ đã buộc cư dân Dachau phải chôn những thi thể này. Khi đoàn xe đến, những lính gác Đức đã khóa những người đàn ông, đàn bà và trẻ nhỏ trên những chiếc xe hộp và và ở đó, họ chết dần vì đói, khát và ngộp thở. Họ la hét và cố gắng mọi cách thoát thân; thi thoảng, những người lính gác đốt xe để khỏi phải nghe thấy tiếng ồn.

Người đàn ông này thoát chết; ông ta được tìm thấy dưới một đống xác chết. Bây giờ ông ta đứng trên hai cục xương là chân của mình, nói chuyện và bỗng nhiên khóc nức nở. “Mọi người chết cả rồi,” ông nói,và khuôn mặt méo rúm lại đau khổ, hay buồn bã, hay sợ hãi. “Không còn ai cả. Chết cả rồi. Tôi không thể chịu nổi. Tôi đứng đây, tôi toi rồi, tôi không thể chịu nổi. Chết hết cả rồi.”

Người bác sĩ Ba Lan, vốn từng là tù binh ở đây năm năm nói , “Trong bốn tuần, anh lại trẻ trung trở lại. Anh sẽ không sao đâu.”

Có lẽ cái thân thể anh ta sẽ sống, sẽ phục hồi sức lực, nhưng người ta sẽ không thể tin rằng, ánh mắt của anh sẽ có thể như ánh mắt của những người khác.

Vị bác sĩ nói với sự sâu sắc và hiểu biết về những gì anh đã nhìn thấy trong bệnh viện. Anh đã theo dõi họ và anh không thể làm gì để dừng họ lại. Những người tù nói chuyện theo một cách giống nhau – lí nhí và kèm theo một nụ cười lạ lùng, như thể họ xin lỗi vì nói những điều kinh tởm như vậy với một người sống ở một thế giới thực và khó có thể mong đợi họ hiểu Dachau.

“Người Đức đã thực hiện những thí nghiệm rất lạ tại đây, bác sĩ nói, “Họ muốn xem xem một phi công có thể chịu được tình trạng không oxy bao lâu, có thể bay cao đến mức nào. Vì vậy, họ có một chiếc xe kín mít, bơm oxy ra. Chết rất nhanh,” ông nói. “Không cần đến 15 phút, nhưng đó là cái chết khó khăn. Họ không giết nhiều người lắm với kiểu này, chỉ 800 người với cái thí nghiệm đấy. Người ta nhận thấy là không ai có thể sống trên 36 ngàn feet (hơn 10km) mà không có oxy.”

“Họ đã chọn ai trong những thí nghiệm này,” tôi hỏi.

“Bất kỳ một tù nhân nào,” bác sĩ trả lời, “miễn là tù nhân đó khỏe mạnh. Họ chọn người khỏe nhất. Xác suất chết là 100%, dĩ nhiên.”

“Thật là thú vị, phải không?, “một bác sĩ Ba Lan khác hỏi.

Chúng tôi không nhìn nhau. Tôi không biết phải giải thích thế nào, nhưng bên cạnh nỗi tức giận khủng khiếp mà bạn cảm nhận, bạn cảm thấy xấu hổ. Xấu hổ cho loài người.

“Cũng có thí nghiệm đối với nước,” vị bác sĩ đầu tiên nói. “Để xem các phi công có thể sống sót không nếu họ bị bắn rơi xuống như, như eo biển Channel (La Manche – tiếng Pháp) chẳng hạn. Để làm điều này, các bác sĩ Đức cho tù nhân vào những bình rất lớn và họ đứng trong nước cao đến cổ. Họ nhận thấy cơ thể người chỉ có thể chịu được 2,5 tiếng trong nước lạnh âm tám độ. Họ đã giết 600 người với cái thí nghiệm này. Đôi khi, có người phải đựng tới chịu ba lần, vì anh ta đã ngất ở thí nghiệm trước, rồi khi anh ta tỉnh lại, ít ngày sau, thí nghiệm đó được thực hành lại.”

“Họ không la hét lên à?”

Vị bác sĩ cười, “Không để làm gì cả, nơi này la hét thì có tác dụng gì đâu. Không có tác dụng gì.”

Một đồng nghiệp của vị bác sĩ Ba Lan bước vào; anh là một trong những người chứng kiến các thí nghiệm về bệnh sốt rét. Bác sĩ Đức, đứng đầu nhóm nghiên cứu thuốc cho các bệnh nhiệt đới của quân đội, sử dụng Dachau là nơi để thực hiện các thí nghiệm. Ông ta đang cố tìm ra cách để cho những lính Đức không bị mắc bệnh sốt rét. Cuối cùng, ông ta đã tiêm chủng 11 ngàn tù nhân với tertiary

sốt rét. (từ này chuyên môn nên không biết, ai biết chỉ giùm) . Tỉ lệ chết vì sốt rét không quá cao; đơn giản là những tù nhân này, bị sốt rồi suy yếu đi, rồi sau đó chết càng nhanh vì đói. Tuy nhiên, trong một ngày, ba người đã chết vì quá liều Pyramidon, mà vì một lý do không được biết, người Đức đang thí nghiệm. Không có loại thuốc nào giúp miễn dịch sốt rét được tìm thấy.

Dưới tòa nhà, trong khu phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật người Ba Lan lấy ra cuốn sổ ghi chép để xem các dữ liệu con số về các ca phẫu thuật do các bác sĩ SS (*) tiến hành. Có các ca thiến và làm mất khả năng sinh nở. Tù nhân buộc phải ký vào một tờ giấy trước, nói là họ sẵn sàng hiểu về chuyện “tự hủy” này. Những người Do Thái và dân du mục (gypsy) bị thiến, bất kỳ lao động người Slavơ nào mà có quan hệ với một phụ nữ Đức cũng bị làm mất khả năng sinh nở. Phụ nữ Đức bị đưa đến các trại tập trung khác.

Bác sĩ phẫu thuật người Ba Lan chỉ còn bốn cái răng hàm cửa hàm trên, những chiếc khác ở cả hai hàm đều đã bị một tay lính gác làm rụng, vì tay này bỗng dưng muốn đánh vỡ răng. Hành động này có vẻ như không gây ngạc nhiên cho bác sĩ hay bất kỳ ai. Không còn sự độc ác dã man nào có thể gây họ ngạc nhiên nữa. Họ bị sử dụng trong một sự tàn ác có hệ thống kéo dài, trong trại tập trung này, trong 20 năm qua.

Vị bác sĩ cũng đề cập tới một thí nghiệm khác, thật sự là tồi tệ, ông nói, và rõ ràng là vô tích sự. Đó là những thầy tu Ba Lan (hơn 2.000 thầy tu đã đến Dachau; 1.000 người còn sống). Các bác sĩ Đức đã bơm vi trùng khuẩn cầu chuỗi vào chân trên của người tù, giữa các bó cơ và xương.

Còn nữa

© Bản dịch Khổng Loan. Đề nghị không sử dụng lại trong bất kỳ mục đích thương mại nào.

free counter


web counter