Khổng Tử và chính danh

Dù không thích nhiều thuyết của Khổng Tử, vì cho rằng những thuyết này đã có ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển khỏe mạnh của một xã hội, vẫn tìm được một thuyết của Khổng Tử để nghĩ tới, để chiêm nghiệm. Tối nay.
Tìm trên mạng, có một đoạn nói về thuyết này. Ở đây

Nói tới Khổng Tử, người ta nghĩ ngay đến thuyết Chính Danh.
Khi Tàu còn chia làm nhiều quốc gia nhỏ, nước Lỗ đang vào thời  kỳ nhốn nháo, loạn dân, loạn quân, vua nước Lỗ không biết làm sao cai trị dân, không biết làm sao cho xã hội có tôn ti trật tự. Vua nước Lỗ mời Khổng Tử đến dinh và xin ngài vài lời khuyên. Khổng Tử nể lời vua, khuyên vua làm 2 việc, đất nước sẽ có cơ hội khá:

1-Giáo dân.
Để có thể cai trị được dân, vua phải có chương trình giáo dục dân. Không giáo dục dân, cứ dùng luật pháp mạnh cai trị dân, có nhốt tù, có chém đầu … vô ích ! Dân ngu quá, thua ! Dân đói quá, cũng thua ! Muốn giáo dục, phải có chính sách. Muốn có chính sách, vua phải trọng người tài, người hiền. Chọn mấy người ngu, đảng phái, chương trình giáo dục sẽ èo uột, đưa tới cả nước ngu thay vì chưa giáo dục thì chỉ có những người soạn thảo chương trình đó ngu thôi. Bệnh gì dễ chữa, bịnh ngu hay lây, và khi bị bịnh, không chữa được. Đứa nào ngớ ngẩn, chữa bịnh ngu ở nước đang có dịch ngu, mất mạng dễ dàng.
2-Chính Danh.
Song song với chương trình giáo dục dân chúng, vua phải cổ võ, phát huy thuyết  Chính Danh.

Theo thuyết  Chính Danh của Khổng Tử, Vua phải ra vua, tôi phải ra tôi, dân phải ra dân. …. Vua là cha mẹ dân. Vua có bổn phận lo cho dân đủ cơm ăn áo mặc. Muốn làm được việc trọng đại như vậy, vua phải trao dồi kiến thức từ kinh tế, chính trị, tài chính. .. để tính toán sao cho nước giàu dân mạnh.Vua phải có uy thế của vua. Muốn có uy thế, vua phải hành động, trao dồi kiến thức  sao cho dân kính trọng vì tài đức. tức là phải có tư thế đúng nghĩa là vua. Chọn một anh vừa từ rừng về làm vua, cũng được, nhưng tội nghiệp dân ! Sự đúng nghĩa đây là tư tưởng của thuyết chính danh.
Một tướng cầm quân, khi địch xuất hiện, nếu tướng dũng cảm cầm quân chiến đấu, dùng mưu lược, binh lược để chiến thắng địch, hành động đó Khổng tử gọi là Tướng đúng nghĩa của tướng. Còn tướng bỏ quân chạy trước, chữ “ HÈN” là chữ thường được dùng.
Một tu sĩ, khi mặc chiếc áo dòng đen, khi khoác bộ cà sa vàng, mọi người kính trọng. Không ai lên án tu sĩ vì không kham nổi chay tịnh, họ cởi bỏ áo tu, trở lại đời sống bình thường. Nhưng mặc bộ áo tu, không hành xử như một vị tu, tức là không hành động chính danh, tùy tôn giáo, họ có những chữ cho tu sĩ mặc áo tu, không chính danh và lợi dụng bộ áo tu.

Cái thuyết chính danh đó. Ai ở phận nào làm tốt phận nấy. Đừng nhảy loi choi sang chỗ khác. Nhưng cũng nên ngó xem người khác làm gì để học, để hỏi. Để chuẩn bị những bước đi tiếp theo cho cuộc đời mình.

Một cái áo, cái quần, cái đồng hồ. Một từ correct. Hợp chuẩn. Đúng. Phù hợp với người, với bối cánh, với bản thân.

Ví dụ vậy.

PS. Vua thì không ăn cướp của dân, cha mẹ thì không ăn trộm của con cái. Nhưng đầy tớ thì thường ăn trộm của chủ. Vì vậy, không nên để quan làm đầy tớ, mà phải làm cha mẹ dân thì mới thương con.

Comments