Thế hệ mai sau Ăn gì?

Bài viết đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần ngày 6.7.2017.

Khắp thế giới, sự chia rẽ thế hệ đang ngày càng tồi tệ hơn. Thế hệ hiện tại đang lấy đi quá nhiều nguồn lực, khiến cuộc sống của thế hệ tương lai gặp nhiều rủi ro.

Nhà triết học người Ireland Edmund Burke nhìn xã hội là quan hệ đối tác giữa những người đang sống, đã qua đời và cả những ai chưa được sinh ra.

Vay, nợ và mượn

Việc không thấu hiểu quan hệ này đã tạo ra những xu hướng bất ổn trên toàn thế giới trong những thập niên gần đây, mà trong đó phần tài sản tương lai và tài nguyên được dùng cho tiêu dùng hiện tại đang ngày càng khiến các thế hệ tương lai rơi vào hoàn cảnh bất lợi.

Nếu không có cam kết xử lý sự bất bình đẳng này, những bất ổn xã hội ở nhiều nơi sẽ tăng nhanh chóng.

Mấu chốt của hiện tượng này là tiêu chuẩn sống và sự thịnh vượng tăng lên nhanh chóng trong vòng 50 năm qua, chủ yếu dựa trên số nợ đang gia tăng, trong khi con người tảng lờ những phí tổn đến từ thiệt hại môi trường và sự phân chia sai lầm các nguồn lực có giới hạn và ngày càng khan hiếm.

Một phần lớn tăng trưởng kinh tế gần đây là dựa vào tiền vay – hiện đang ở mức chóng mặt là 325% GDP toàn cầu. Nợ cho phép các xã hội tiêu dùng nhiều hơn do số tiền mượn trước đó được dùng mua một món gì đó cho hiện tại, đổi lại lời hứa là người mượn sẽ trả nợ trong tương lai. Continue reading

Khủng hoảng môi trường từ thời trang nhanh

Ảnh: Newsweek.

Các hãng thời trang nhanh (fast fashion), nơi chi rất nhiều tiền để tiếp thị và khuyến khích người tiêu dùng liên tục chi tiền mua những món đồ có vẻ rẻ và hợp mốt, đang bị cáo buộc gây ra khủng hoảng ô nhiễm trên thế giới.

Những khách hàng đến cửa hàng H&M ở New York vào tháng 4-2016 chứng kiến một núi quần áo chồng lên nhau tới trần nhà. Câu trích dẫn của nhà văn người Anh T.S. Eliot trên tường “In my end is my beginning” – với hàm ý khởi nguồn một vòng đời mới ở điểm kết thúc – khiến cửa hàng giống một phòng trưng bày nghệ thuật.

Cạnh đó, các phóng viên và blogger thời trang nhấp rượu trong khi xem các mannequin mặc trang phục được thiết kế riêng dựa trên chất liệu là những quần jeans cũ, áo jacket và blouse cũ.

Bữa tiệc này ra mắt bộ sưu tập Conscious Collection của H&M – một thương hiệu thời trang nhanh thuộc hàng lớn nhất hiện nay trên thế giới với gần 4.000 cửa hàng, và doanh thu 25 tỉ USD năm 2015.

H&M muốn quảng bá về sáng kiến thuyết phục khách hàng mang quần áo cũ (từ bất kỳ thương hiệu nào), bỏ vào những thùng chứa ở các cửa hàng H&M khắp thế giới. “H&M sẽ tái chế và tạo ra chất liệu dệt may mới, bạn sẽ có phiếu mua hàng để dùng tại H&M. Ai cũng được lợi!” – H&M cho biết.

Cảm giác “tiêu dùng có ý thức” mà H&M tạo ra cho khách hàng có vẻ rất tốt, nhưng chuyện không đơn giản như vậy. Continue reading

Quyền công dân để bán

Ảnh: http://www.caribbeanandco.com

Bài viết đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần

Một số quốc gia bán quyền công dân của mình thông qua các “chương trình đầu tư dài hạn” hoặc bán trọn gói. Đối tượng mua? Rất nhiều công dân ở những nước nghèo hơn nhưng có khả năng kinh tế. Số người nộp đơn tăng mạnh thời gian gần đây.

Trong cuốn sách 23 vấn đề người ta không nói với bạn về chủ nghĩa tư bản, tác giả Ha Joon Chang viết về cơ chế bán hộ chiếu thông qua số tiền đầu tư:

Cơ chế này chỉ làm tăng thêm sự thiếu vốn mà hầu hết các nước đang phát triển phải gánh chịu. Các nước giàu cũng góp phần gây ra tình trạng chảy máu chất xám ở các nước đang phát triển bằng việc dễ dàng tiếp nhận hơn đối với những người có kỹ năng cao hơn.

Đây là những người có thể đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của đất nước mình so với những người nhập cư không có kỹ năng chuyên môn, nếu họ còn sống tại quê nhà của mình…”. Continue reading

Sự chuyển hóa của Richard Streimatter – Tran

Ảnh: https://www.desarthe.com/artist/streitmatter-tran-richard.html

Bài viết đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần 16.7.2017.

Richard Streimatter-Tran vừa kết thúc đợt triển lãm cá nhân kết hợp với các tác phẩm của các họa sĩ bậc thầy thuộc thế hệ thứ nhất mỹ thuật hiện đại Việt Nam ở gallery de Sarthe (Hong Kong) ngày 8.7. Sau gần 15 năm sống và thực hành nghệ thuật ở Việt Nam, sự chuyển hóa của anh mang nhiều dấu ấn của quá trình biến chuyển trong nghệ thuật đương đại Việt Nam.

De Sarthe là gallery ra đời năm 1977 tại Pháp và năm 2011 tại Hong Kong, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực đấu giá, và là đại diện cho một số lượng lớn các nghệ sĩ quốc tế, từ các nghệ sĩ Pháp trường phái ấn tượng, tới các bậc thầy hội họa hiện đại và hậu chiến, tới thế hệ các nghệ sĩ đương đại đang nổi.  De Sarthe muốn triển lãm khoảng 40 tác phẩm các họa sĩ thành danh của nghệ thuật hiện đại Việt Nam như Lê Phổ, Lê Quang Tinh, Lê Thị Lựu, Lê Văn Đệ, Lương Xuân Nhị, Mai Trung Thứ, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Hồng Linh, Nguyễn Phan Chánh, Tô Ngọc Vân, Vũ Cao Đàm. Để đặt các tác phẩm vào một góc nhìn đương đại, giúp kết nối với người xem hiện tại và cũng giúp truyền thông tốt hơn, họ mời Richard Streimatter-Tran, nghệ sĩ đương đại sống tại Việt Nam, tham gia “đồng triển lãm” với những tác phẩm được anh sáng tạo riêng cho triển lãm này.  Trong triển lãm “Các cuộc khởi hành: Kết nối nghệ thuật hiện đại của Việt Nam với R.Streitmatter-Tran (Departures: Intersecting Modern Vietnamese Art with R. Streitmatter-Tran), các tác phẩm hội họa của các họa sĩ hiện đại thời đầu của Việt Nam được sắp đặt kết nối với các tác phẩm của Richard, tạo ra sự liên tưởng, đối thoại trong bối cảnh mới, đem lại những góc nhìn mới về các tác phẩm có tầm quan trọng về lịch sử của mỹ thuật Việt Nam.

Continue reading

Cha mẹ chỉ cần yêu con và lắng nghe con

Kiran Bir Sethi

Bài viết đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần. Link ở đây.

“Lời khuyên duy nhất của tôi là cha mẹ hãy xây dựng quan hệ với con mình” – KIRAN BIR SETHI, một trong 10 giáo viên xuất sắc nhất của giải thưởng Giáo viên toàn cầu năm 2015, nói với Tuổi Trẻ Cuối Tuần.

Thầy cô sẽ dạy về vấn đề sử dụng lao động trẻ em như thế nào? Không phải là chuyến tham quan đến địa điểm sử dụng lao động trẻ em, hay yêu cầu các trò đọc sách rồi thảo luận trên lớp. Các em sẽ ngồi làm nhang trong 8 tiếng.

Thực tế chỉ cần 2 tiếng thôi, khi lưng đau nhức, các em sẽ tự “ngộ” ra thế nào là lao động trẻ em, tác hại của nó và tìm cách nói chuyện với những người đang sử dụng lao động trẻ em để thuyết phục họ thay đổi.

Cách tiếp cận ấy nhằm xóa mờ lằn ranh giữa thực tế cuộc sống và trường học, đặt trẻ em vào bối cảnh thực và phức tạp của cuộc sống để các em cảm nhận, tưởng tượng cách thay đổi, hỗ trợ để các em tự tạo ra thay đổi là triết lý giáo dục của Riverside – trường học mà Kiran Bir Sethi từ Amedabad (Ấn Độ) thành lập năm 2001. Continue reading