Content marketing và thách thức với sự tồn tại của báo chí

“Who cares who’s a journalist?” – Còn ai trên đời quan tâm tới ai là nhà báo nữa? Tiêu đề vừa mang màu sắc lo lắng, vừa có chút coi thường, vừa có chút la ó (báo chí là nơi la ó to nhất cho số phận của mình, vì của nhà trồng được mà, in, phát hình không tốn xu cheng) xuất hiện trên tạp chí Columbia Journalism Review tháng 12.2014. Đâu là biên giới của nghề nghiệp “thư ký của thời đại”, và trước làn sóng content marketing (tiếp thị nội dung) đang bùng nổ, báo chí thế giới đang cảm nhận thế nào? Continue reading

Quảng cáo thành công, xã hội thất bại

Bài viết của Trang Hạ. Cũng nhân đây nói là từ khá lâu rồi, mình đã không còn coi TV thường xuyên nữa. Mỗi tuần, thời gian dành cho TV chỉ khoảng vài tiếng. Mỗi ngày xem trung bình khoảng 45 phút, hầu hết là chương trình thời sự của VTV hoặc chương trình phim nước ngoài. Những gì chiếu trên truyền hình thật là vớ vẩn.

Nếu không là những thứ đã rất lạc hậu với thời cuộc thì là những cuộc thi, những cuộc trò chuyện không biết phải bình luận thế nào. Tôi không thấy chúng đủ hấp dẫn với mình.

Sách, trong bối cảnh này, trở thành người bạn tốt hơn nhiều.

“Con gái tôi thích xem quảng cáo bột giặt, ở trong ấy, có những em bé bẩn thỉu bỗng nhiên sạch sẽ, có một bà mẹ gần như phải chui xuống gậm giường. Con tôi thích hình ảnh ông bố không biết làm gì cả, kể cả việc đơn giản là bỏ làm sao cho lọt một khúc xương vào trong một cái nồi.

Ai cũng biết bỏ xương vào nồi thì cầm thế nào, nhưng khi ông bố và đứa con trai (một ông bố tương lai) không biết thì cũng không làm sao cả, mọi người đều cười vui sướng và khoái chí. Bởi mẹ đã có bột canh ngon hơn, mẹ biết làm tất cả, mẹ giải quyết mọi vấn đề ngay lập tức. Bởi đó là mẹ trong quảng cáo. Tôi thấy lòng nặng trĩu.


Vì tôi không thể giải thích cho con tôi rằng, có những bất công trong xã hội mà không thể

một sớm một chiều giải quyết. Có những định kiến dành cho phụ nữ dưới lời khen ngợi, có những điều phi lý phụ nữ phải chịu đựng dưới mỹ từ, danh hiệu vẻ vang. Có những ông chồng thành đạt trên sự bóc lột vợ. Và những hình ảnh đẹp đẽ ngọt ngào trong những spot quảng cáo trên truyền hình chỉ bộc lộ sự méo mó của chúng ta về hình ảnh người phụ nữ trong gia đinh.

Thử xem nhé, trong những quảng cáo trên truyền hình, người mẹ sẽ mặc đồ nhẹ màu nhạt dịu, ngồi yên trong nhà làm bếp, lo chọn mua sữa cho con uống, lo tìm người chuyển sữa đến tay con, là người rửa bát, là người giặt đồ, lau nhà. Mẹ là người tắm cho em bé, cho con uống sữa ăn bánh, cho con uống thuốc ho.

Mẹ là người là phẳng đồ cho bố, phơi quần áo, vừa kiếm tiền vừa lo việc nhà, đang vừa may đồ vừa lo không có nước một lần xả thì quần áo không sạch, ảnh hưởng tới thu nhập gia đinh. Mẹ còn là người giữa bữa cơm phải đứng dậy lôi dao thớt ra băm chặt để hầu hạ một ông bố và một ông con đang cau mày trách móc ngồi vểnh đũa sau lưng, chỉ vì thiếu chút nước tương để chấm.

Lần đầu xem những quảng cáo ấy, tôi đa bật cười, vì ở gia đinh tôi, nếu giữa bữa cơm hết nước tương, hẳn ông bố sẽ là người đứng ngay dậy dao thớt băm chặt, rồi nhanh chóng pha ngay một bát nước chấm mới còn ngon hơn bát cũ. Cũng không có chuyện phụ nữ vừa phải kiếm tiền vừa phải lo giặt đồ. Đồ thì đa có máy giặt, tất nhiên. Nhưng người đang làm việc (kiếm tiền nuôi gia đinh) thì có thể ngồi yên type máy tính cho đến lúc xong việc, người đang rảnh tay sẽ tự động bỏ cuộc bia chiều, cuộc câu cá, cuộc bóng đá v.v… để tắm cho trẻ con, nấu cơm, xếp mâm bát tử tế. Vấn đề là, ông bố sẽ làm trong vui vẻ, và những người ngồi chờ phía sau đâu có ai cau mày trách móc, lắc đầu. Vị trí nhân vật quảng cáo nếu thay bố bằng mẹ, thì trong gia đinh tôi, thực chất đa không hề ảnh hưởng gì.

Nhưng trên quảng cáo ở tivi, hẳn sẽ nhận được nhiều lời phàn nàn của xã hội. Chắc chắn nhà quảng cáo không chấp nhận được việc thi rửa bát bằng nước rửa chén Sunlight mà để cho các ông vã mồ hôi đầu gục xuống, mười ngón tay bận rộn cọ cọ quẹt quẹt, các bà đứng thảnh thơi chơi không, đón lấy cái đĩa, chỉ dùng một ngón tay nhẹ nhàng quẹt một cái chứng minh là đĩa sạch. Không đâu, phụ nữ là phải đầu tắt mặt tối, như thế mới thuyết phục được xã hội người tiêu dùng. Nếu nhà quảng cáo nghĩ khác, hẳn họ đa không sản xuất clip quảng cáo như thế. Có quảng cáo tỏ ra ưu ái phụ nữ gia đinh bằng khẩu hiệu “cho mẹ nghỉ một tí” thực ra là một sự nhân đạo giả dối, bởi sau lưng nó là quan điểm mặc định: “Mẹ tức là phải bận rộn và vất vả suốt ngày, không được phép nghỉ ngơi”.

Nhà quảng cáo cũng sẽ mãi mãi đưa lên hình ảnh người phụ nữ vạn năng, khéo léo, duyên dáng, ấm áp với con, lãng mạn với chồng. Những hình ảnh thuyết phục hoàn hảo ấy là một thông điệp nó với phụ nữ rằng, chúng tôi là hàng hoá, chúng tôi giúp bạn đạt được điều ấy.Nhưng hình ảnh hoàn hảo ấy có tốt cho phụ nữ không, tôi nghĩ là không.

Những hình ảnh ấy bóp méo phụ nữ, bắt phụ nữ sống theo khuôn thước ấy của xã hội.

Tôi không thể tin nổi có một phụ nữ nào, có thể vừa xinh đẹp trắng da theo thời gian, chăm sóc tóc không gãy rụng, vừa nuôi con hoàn hảo, làm phẳng từng ly trên áo chồng, nấu ăn bằng bột canh tốt nhất nên mọi món đều được hít hà, nhà rộng sạch bong, cái nhà mà chắc chắn nếu đúng là phụ nữ lý tưởng như trong quảng cáo thì có phần tài sản khá lớn phải do mình làm ra góp tiền mua cùng chồng, chứ không phải do lấy nhầm… đại gia hoặc do vừa bán ruộng, được bồi thường giải phóng mặt bằng.

Liệu phụ nữ vừa thành đạt vừa giỏi giang, đảm đang, vừa tế nhị chu toàn, vừa khôn khéo để dành thời gian (ăn cắp được từ thời gian của gia đinh hoặc công sở) để chăm sóc chính bản thân mình nữa, có thật không, cho dù người phụ nữ ấy sử dụng tất cả mọi sản phẩm được quảng cáo trên tivi.

Nói một cách đơn giản, ngay chính những chủ nhân sản phẩm, những ông bà tổng giám đốc công ty ấy, hay những người trực tiếp sáng tạo và chế tác clip quảng cáo ấy, họ có được như vậy không? Chắc chắn là không. Vậy tại sao họ dựng lên hình ảnh một phụ nữ hoàn hảo tới mức chuẩn mực của xã hội.

Để làm cho phụ nữ bình thường khi xem chỉ nhận ra rằng, thì ra mình còn thua kém hình ảnh phụ nữ trong quảng cáo. Mình thua kém mặt này hoặc mặt khác, mình muốn được như cô ấy về mặt này hoặc mặt khác. Vì thế, mình sẽ mua dùng sản phẩm này với mong ước làm cho mình gần hơn với hình ảnh phụ nữ được xã hội tôn xưng kia. Và người phụ nữ tiêu dùng tự nguyện trở thành nô lệ của món hàng đó, nghiêm trọng hơn là của triết

lý đó: Phụ nữ bị định hình trong xã hội, tuân theo mong ước của xã hội, là nô lệ cho dục vọng muốn được thoả mãn yêu cầu của xã hội, chấp nhận sự mất bình đẳng trong lao động và đóng góp gia đinh.

Tôi thấy thật là hài hước. Tôi thấy người phụ nữ chưa hoàn hảo đang ngồi xem ti vi kia mới đúng thật là phụ nữ của xã hội. Cớ sao những mẩu quảng cáo lại làm chị bất an, làm chị mất tự tin, làm cho chị thấy mình thua kém?

Trong thực tế, ở gia đinh tôi, ông bố mới là người nấu ăn ngon nhất, người khéo tay nhất,

đảm đang nhất, là người nuôi con khoẻ dạy con ngoan, người rửa bát nhanh hơn, người

đi chợ tháo vát nhanh nhẹn và tính toán bữa cơm một cách có khoa học hơn, làm sao để mọ người vừa ngon miệng vừa ăn hết sạch thức ăn, lại tiết kiệm. Tôi cũng làm tốt những việc đó, nhưng ông bố gia đinh tôi còn làm tốt hơn.

Hãy để người đàn ông tốt hơn, chăm sóc nhiều hơn bản thân anh ta rồi chăm sóc cả mọi người trong gia đinh nữa. Nếu những mẩu quảng cáo kia thành công, thì cả xã hội đa thất bại. Những cô con gái bé bỏng sẽ lớn lên với ý nghĩ rằng, mình buộc phải vừa đẹp vừa ba đảm đang, nếu không, mình là hàng thứ phẩm.

Thật khủng khiếp biết bao, khi hàng ngày, bao nhiêu phụ nữ bị đặt lên tóc những vòng nguyệt quế, những danh hiệu vẻ vang, những lời xưng tụng, để rồi bị biến thành nô lệ cho những danh hiệu ấy, một cách vô hình, với sự ủng hộ và tung hô của truyền hình.

Trang Hạ