Bộ sưu tập chứng nhân

Vũ công (2005) của Trương Tân.

Bài viết đăng trên Forbes Vietnam số 52, tháng 10.2017. Xem bản đầy đủ và các hình ảnh trên tạp chí in. Bản quyền Forbes Vietnam. Tác giả: Khổng Loan

Khu lễ tân của tòa nhà dịch vụ căn hộ Saigon Domain Luxury Residences yên ả bên bờ bán đảo Thanh Đa (Bình Thạnh, TP.HCM) gây ấn tượng bằng những tác phẩm nghệ thuật nguyên bản và đa dạng chất liệu. Hai bức vẽ phiên chợ quê với chất liệu giấy xé của Hồ Hoàng Đài; những tác phẩm điêu khắc “Vô đề” ở hình dạng nhọn, màu đen với chất liệu men tráng trên thép và hình cuộn tròn như kén bằng ván gỗ MDF của nghệ sĩ người Úc George Papadimas. Một tác phẩm gợi mở về văn hóa Việt Nam và một khiến người xem suy tưởng ở tầng mức ý niệm.

Tác phẩm của Hồ Hoàng Đài

Những tác phẩm này thuộc Post Vidai, bộ sưu tập nghệ thuật đương đại tư nhân lớn nhất Việt Nam hiện nay. Người đặt nền móng của bộ sưu tập cũng là chủ và CEO của Saigon Domain, ông Olivier Mourgue d’Algue, 55 tuổi. Bắt đầu sưu tập từ năm 1993, sau này kết hợp cùng vợ và một người bạn thân kiêm đối tác kinh doanh, bộ ba này đồng sở hữu khoảng 500 tác phẩm nghệ thuật. “Đây là bộ sưu tập mang tính chứng nhân, vì nó chứng kiến sự phát triển của nghệ thuật đương đại Việt Nam kể từ sau cuộc đổi mới kinh tế vào cuối những năm 1980,” Olivier nói với Forbes Việt Nam trong cuộc trò chuyện đầu tiên với báo chí trong nước kể từ khi ông bắt đầu sưu tập cách nay khoảng ¼ thế kỷ.

Nghệ thuật đương đại là nghệ thuật của hiện tại,  thể hiện góc nhìn của các nghệ sĩ với xã hội đương thời, và khán giả trở thành một phần quan trọng trong việc tạo nên ý nghĩa và sự biểu đạt của tác phẩm. Post Vidai – Hậu Vĩ đại – sưu tầm tác phẩm của các nghệ sĩ Việt Nam, Việt kiều và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Họ có thể đã định danh quốc tế, trong nước, và cả những tên tuổi mới, đang lên, với những góc nhìn phản biện ở một đất nước trong quá trình định hình và tái định hình đặc tính văn hóa của mình. Continue reading

7 phẩm chất của các họa sĩ thành công

Bí mật thành công là gì? Có vài nét chung để tạo ra thành công với họa sĩ:

Tác phẩm của nghệ sĩ Trung Quốc Cao Fei với tên gọi “House of Treasures” tại triển lãm Mobile M+: Inflation! ở Hong Kong tháng 4.2013. (Photo credit should read LAURENT FIEVET/AFP/Getty Images)

Họ có kế hoạch. Người thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào, kể cả nghệ sĩ, cũng có kế hoạch họ suy xét kỹ càng, và hành động theo kế hoạch. Một số nghệ sĩ nói họ muốn thành công nhưng thực ra lại làm việc lớt phớt mà không có mục tiêu và chiến lược. Nhưng nếu không có tầm nhìn và kế hoạch thì sẽ không thể có thành công. Continue reading

Thương hiệu của nghệ sĩ trong thị trường

Tác phẩm nghệ thuật Self Validating của Flynt. Trích trong cuốn Nghệ thuật Hậu Hiện Đại của Trần Đình Thanh Lam.

Thế giới thật là “có mắt mà không thấy núi Thái Sơn” – không hiểu biết gì về nghệ thuật và triết lý nghệ thuật hay những tác phẩm vĩ đại của bạn ahehe. Sao lại có thằng kia nó sáng tác phọt phẹt thế mà bán cứ vèo vèo thế nhỉ? Có thể bạn đã lầm bầm như vậy.

Có ba lý do bạn không bán được tác phẩm sáng tác của mình:

1) They do not like you: – Họ không thích bạn

2) They cannot find you: – Họ không tìm thấy bạn

3) They do not know you exist: – Họ không biết là bạn tồn tại

Mọi thứ đều có lý do. Đời rất cay đắng – bạn nhìn vào trong kho tranh của mình và vò đầu bứt tai.

Nhưng đừng lo, có vài bước rất cơ bản giúp cải thiện tình hình. Chỉ cần bạn thay đổi tư duy. Cơ hội không bao giờ hết.

Công nghệ đang thay đổi tất cả. Bạn có tài năng (đấy là bạn nghĩ thế và có thể thị trường có vài người nghĩ thế), giờ bạn có công cụ nữa.

Các họa sĩ bắt kịp với thời đại di động thông minh đang có những bước đầu tạo dựng online – footprint (dấu vết trên mạng),  từ đó convert (chuyển đối) từ người quan tâm tới tác phẩm của họ thành người mua. Việc này không khác gì thương mại điện tử mấy. Nhưng nghệ thuật có những thứ khang khác một tí.

Một điều đáng ý là danh sách lý do trên không có lý do: they have no money – Họ (khách hàng) không có tiền.

Giờ giải quyết từng bước một:

Nếu họ (khách hàng) không thích tôi?

Đây thực ra là lý do tệ nhất (và cần nhiều sự dũng cảm để thừa nhận), nhưng có thể giải quyết được. Chuyện khách hàng (hay các thành phần khác trong thị trường mỹ thuật) không thích tác phẩm của mình chả phải là tận cùng thế giới và không phải là hết cơ hội lật ngược thế cờ. Continue reading