Khi quốc gia héo rũ

Rất có thể chính nạn hạn hán kéo dài từ năm 2006 là điều dẫn tới cuộc nội chiến đẫm máu ở Syria -lifegate.com

Bài này viết từ năm 2016, nhưng vẫn còn tính thời sự hơn bao giờ hết. Đã đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần.

Ở những quốc gia yếu kém trong quản trị nhà nước, khủng hoảng môi trường có thể là ngòi nổ đưa đến thảm họa lớn.

Venezuela vốn đã rối như tơ vò từ cả trước khi tổng thống Hugo Chávez qua đời năm 2013. Tình hình từ đó đến nay càng trở nên tồi tệ hơn. Dù sở hữu trữ lượng dầu mỏ rất lớn, lạm phát đã tăng vọt lên 500%, tỉ lệ các vụ án mạng thuộc hàng cao nhất thế giới; lương thực, nước, thuốc chữa bệnh thiếu kinh niên khiến cuộc sống hằng ngày của người dân rất vất vả.

Có người đã bị thiêu sống ngay bên ngoài siêu thị Caracas vì tội ăn trộm món hàng trị giá tương đương 5 USD. 
 “Đất nước này đã rơi vào vòng xoáy suy sụp trong rất nhiều năm – Cynthia Arnson, giám đốc chương trình Mỹ Latin của Trung tâm Wilson, nói – Bạn sẽ tự hỏi đâu là giọt nước tràn ly”.

Quản trị tài nguyên kém

Có vẻ như khí hậu chính là giọt nước đó. Sáu tháng trước, hạn hán do El Niño gây ra làm hư hại mùa màng, khiến thủ đô thiếu nước uống và phải cắt điện luân phiên.

Tháng 4-2016, mưa ít đã khiến thủy điện Guri, nguồn cấp điện lớn nhất nước này, tê liệt. Tổng thống Nicolás Maduro thông báo công chức chỉ làm việc hai ngày mỗi tuần, thậm chí còn gợi ý phụ nữ ngưng dùng máy sấy tóc: “Tôi luôn nghĩ rằng phụ nữ trông đẹp hơn khi luồn tay vào mái tóc của mình và để nó khô tự nhiên”.

Tháng 5, ông Maduro lại đổi múi giờ quốc gia để tiết kiệm điện. “Hạn hán và cúp điện đã thật sự ảnh hưởng – Arnson nói – Sự thiếu hiệu quả và tê liệt của dịch vụ công trở nên không thể kiểm soát, thiên tai khiến tình hình thêm nguy ngập”. Continue reading

Tuổi Trẻ Cuối Tuần tháng 11.2016: Ai mua ngà voi?

 

KiÃm lâm ch·t l¥y ngà sau khi con voi bË gi¿t mÙt cách b¥t hãp pháp ß rëng quÑc gia Amboseili, Kenya. Trong 6 tháng §u nm 2015, 6 kiÃm lâm thiÇt m¡ng khi b£o vÇ àn voi Kenya, trong khi 23 tay sn trÙm bË gi¿t
Ảnh: NATGeo

Ước tính Trái đất còn 410.000 – 650.000 con voi đang sống. Nhưng mỗi năm có 30.000 – 50.000 con bị giết hại lấy ngà, tức 15 phút có một con bị giết. Với tốc độ này, loài voi châu Phi sẽ tuyệt chủng trong môi trường hoang dã trong vòng 20 năm tới.

Nhân tố Trung Quốc

Sau nhiều năm bảo vệ và hỗ trợ buôn bán ngà voi hợp pháp trong nước, Trung Quốc tuyên bố hồi tháng 9-2014 sẽ cấm. Mỹ cũng thế. Lãnh đạo hai nước đều hứa sẽ mạnh tay để chấm dứt nạn buôn bán ngà voi, nhưng không đưa ra khung thời gian thực hiện. Continue reading

Thế hệ phục hồi

“Thế hệ phục hồi” là định nghĩa mà Mark Jarvis, giám đốc markting của tập đoàn Dell, đưa ra và được Thomas L.Friedman trích  dẫn trong cuốn “Nóng, phẳng, chật”.

“Đó là những người thuộc đủ mọi lứa tuổi, có chung lợi ích khi sử dụng tài nguyên tái tạo, tái chế, và những biện pháp khác để duy trì môi trường tự nhiên của trái đất.” Có một điều chắc chắn: Họ không sử dụng và tiêu xài tài nguyên một cách vô tội vạ. Họ hiểu là nếu chúng ta làm vậy, cuộc sống của chúng ta sẽ càng suy thoái, ngắn ngủi và hạn chế.

Thế hệ đó khác với thế hệ trước – những người tiêu dùng năng lượng, nước, khai thác ồ ạt tài nguyên thiên nhiên mà hầu như không suy nghĩ tới thế hệ tương lai. Thế hệ phục hồi có thể có tiền để trả tiền điện, nhưng sẵn sàng chỉ bật đèn đủ ánh sáng phục vụ nhu cầu; có thể có tiền để trả tiền nước nhưng vẫn vặn nhỏ vòi nước để đủ dùng khi rửa tay; có thể đủ tiền mua xe thật to, thật “khủng” nhưng vẫn đi chiếc xe khiêm tốn để tiết kiệm xăng và không thải khí quá nhiều ra môi trường. Họ từ chối hưởng các dịch vụ hay sản phẩm từng là  niềm mơ ước, là khát vọng, hay là thói quen của thế hệ đi trước. Thế hệ phục hồi là thế hệ mà với mỗi hành động của mình, họ đều đặt câu hỏi: Liệu tôi có lựa chọn nào khác để giảm tác hại tiêu cực ra môi trường hay không?

Đừng nói là chúng ta chưa thấy hậu quả của biến đổi khí hậu, phá rừng, thải khí, đầu độc dòng sông, vứt rác thải vô tội vạ. Bạn có thể nhớ lần gần đây nhất mình suýt chết ngạt vì khói xe và mùi không khí ô nhiễm, nhưng phải lâu lâu thì mới nhớ lại lần gần đây nhất thấy một cánh bướm bay hay nghe tiếng chim hót.

Cuộc sống của chúng ta đang phụ thuộc rất nhiều vào nhiên liệu và năng lượng và sẽ ngày càng phụ thuộc hơn nếu muốn phát triển. Nhưng giờ đây, thế hệ phục hồi đã hiểu nhiên liệu và năng lượng không phải miễn phí, lại càng không phải là vô tận. Họ thay đổi tư duy, lối sống để trở nên sống xanh, sống tiết kiệm năng lượng.

Vậy chúng ta ở các nước đang phát triển thì sao? Dù bạn là ai, ở đâu trên trái đất này, hẳn bạn không muốn con cái mình, thế hệ sau mình trách bạn là người có hiểu biết mà không làm gì để tự bảo vệ mình và con cái, cho dù bao nhiêu bài học đắt giá về sự tiêu dùng phung phí quá mức đã hiển hiện.

Hãy nhớ tới cô bé 12 tuổi Severn Suzuki ở Hội nghị thượng đỉnh trái đất 18 năm trước đây đã nói “nếu các cô chú không biết khắc phục hậu quả, thì xin đừng phá hoại thêm nữa!”.

 Suy nghĩ rằng trái đất và tài nguyên thiên nhiên là do chúng ta toàn quyền sử dụng cho nhu cầu, mong muốn và tham vọng hiện tại đang trở nên lỗi thời và ích kỷ đối với chính chúng ta và những thế hệ tương lai. 

Nhưng phát triển kinh tế hay bảo vệ môi trường luôn là câu hỏi nhức nhối, đặc biệt với các nước nghèo và kém phát triển như Việt Nam. Mối quan tâm và nhu cầu hiện tại thường là thu nhập, việc làm, giảm đói nghèo, phát triển.

Nếu phát triển dưới một tỉ lệ GDP nhất định sẽ dẫn tới bất ổn xã hội. Nhưng duy trì GDP cao cũng sẽ là không thể nếu môi trường của chính chúng ta bị phá hoại bằng những hành động bán rẻ môi trường, bán rẻ tương lai. Con người mới là là sinh vật phụ thuộc vào môi trường và những loài khác để sống, chứ không phải là ngược lại.

Chúng ta có thể làm gì trong khi vẫn chờ đợi các ý chí chính trị đưa ra những phương thức mang tính vĩ mô (và thật lâu thì chúng mới được áp dụng trong thực tế giữa cảm giác nghi ngờ về tính hiệu quả của những người xung quanh)?

Tôi không thể khuyên bạn làm gì cả, khi mà bạn vẫn cứ không dám nghĩ tới những hậu quả của việc thế hệ chúng ta không hành động. Bởi vì nhận thức là điều kiện tiên quyết cho bạn thay đổi thái độ và hành vi. Khi bạn đã dám nghĩ và nhìn nhận nghiêm túc về vấn đề môi trường, thì tôi lại không cần phải khuyên bạn nữa, vì bạn sẽ tự biết phải làm gì.

 Vậy, bạn muốn mình thuộc về thế hệ nào?

© Khổng Loan

Trái đất CÁM ƠN bạn

Ngày thứ 7 này, 27-3, từ 8h30-9h30 sẽ diễn ra sự kiện Giờ Trái đất.

Hàng triệu người trên thế giới sẽ tắt đi những ngọn đèn không cần thiết để tiết kiệm năng lượng. Năng lượng, nước, không khí sạch đang trở nên ngày càng quý giá. Ở Việt Nam, chúng ta hiểu điều đó hơn ai hết.

Tôi chỉ muốn nói rằng, nếu bạn là người nghĩ tới tương lai của cuộc đời mình và các thế hệ sau, hãy làm điều gì đó (hoặc bớt làm điều gì đó).

Giờ Trái đất chỉ mang tính biểu tượng.

Nếu mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút giây đều là Giờ Trái đất thì Trái đất sẽ cảm ơn bạn.

Hãy tiết kiệm năng lượng, giảm gánh nặng cho Trái đất. Mọi thay đổi đều xuất phát từ nhận thức. Không ai ép buộc được ai, đặc biết là khi Trái đất không biết nói, không thể đưa loài người ra tòa án.

Nhìn những mảng rừng trụi lủi, những dòng sông ô nhiễm cạn kiệt, những con núi bị xẻ thịt …Có nhiều người nói rằng, chúng ta đang ăn lẹm vào tài nguyên của con cháu. Có cái gì thì cứ đào hết lên, ăn hết, tàn phá hết.

Tôi cố gắng không tuyệt vọng và lo sợ cho tương lai. Vì suy cho cùng, đó là lối suy nghĩ tiêu cực. Tôi cố gắng thay đổi hành vi của mình từ chính những thay đổi nhận thức. Tôi không muốn gây hại tới môi trường vì tôi đã hiểu cần gìn giữ trái đất tươi đẹp này cho bản thân mình và những thế hệ sau.

Tôi biết, thay đổi hành vi rất khó, nhưng chỉ cần chúng ta chịu khó một chút xíu là được. Thay đổi hành vi theo hướng thân thiện với môi trường chắc chắn sẽ làm bạn rất vui.

Trái đất CẢM ƠN bạn.

Trích lời chị Thu: Đó không phải là vấn đề tắt đèn hay không. Đó là chuyện thay đổi lối sống.

(Lúc nào rảnh sẽ quay lại phân tích vì sao chiến dịch của WWF thành công như hiện nay)

Xe đạp ở xứ người – Hot girls on bike

Nhân dịp tôi mua xe đạp. Nhân dịp tôi cảm thấy rất sung sướng khi đạp xe từ nhà đến nhiệm sở.

Tặng bạn những hình ảnh xe đạp trên đường phố Copenhagen (Đan Mạch). Đan Mạch là một trong những quốc gia văn minh nhất trên thế giới, và rất giàu có ở Bắc Âu.

Mỗi người, mỗi quốc gia đều có những hoàn cảnh khác nhau. Nếu bạn có thể làm gì để giảm bớt khí thải lên trái đất, hãy làm đi.

Nếu bạn đi xe đạp, tôi không khuyên bạn đi từ quận 7 tới quận 1 trong tiết trời nóng nực (vì trước khi cứu trái đất thì bạn đã phải vào bệnh viện cấp cứu vì bị say nắng). Nếu bạn đi xe đạp, hãy có cách bảo vệ sự an toàn cho tính mạng, tài sản của mình và người xung quanh.

Cũng tặng những hình ảnh này cho những ai nói rằng đi xe đạp thì không mặc được váy, sợ cười. Không ai có thể cười bạn được, vì trông bạn sẽ rất đẹp. xxx

Hình ảnh sưu tầm trên mạng Internet bằng từ khóa “Copenhaghen bike”

Khác nước mình ghê. Một rừng xe đạp vs một rừng xe máy. Bạn có thể nhắm mắt để hình dung tiếng ồn, khí thải, sự căng thẳng khác biệt đến mức nào.

Xem thêm