Vì sự thật

1178217379nvĐây là bài viết vào ngày 3-5-2007 tại London. Nếu mình nhớ không lầm, khoa báo chí của trường mình đã tổ chức một buổi nói chuyện cùng với các cộng sự của nhà báo Nga Anna Politkovskaya sau khi bà bị ám sát. Tính đa chiều của thông tin và luôn được đọc, cập nhật liên tục những cái mới là điều mà khoa của mình luôn muốn sinh viên làm.

Hôm nay là ngày  Tự do Báo chí thế giới – một ngày đặc biệt quan trọng với những người cầm bút.

Một trong những quyền căn bản nhất và quan trọng nhất của con người là tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến.

Nó đã được ghi rõ trong  Hiến chương Liên hợp quốc và được tất cả các nước thành viên ký kết thông qua.

Ngày Tự do báo chí thế giới nhằm mục đích nhắc nhở cả công dân và chính phủ các quốc gia rằng rằng họ cần phải luôn ghi nhớ quyền này là “một nền tảng thiết yếu cho một xã hội thông tin”.

Tuy nhiên, số  người cầm bút  bị tống vào tù và bị giết hại khi thực hiện sứ mệnh đem tin tức hàng ngày đến với con người ngày càng cao.

Ngày đặc biệt này chính thức được Đại hội đồng Liên hợp quốc chọn từ năm 1993.

Năm 1997 là năm đặc biệt khi Liên hợp quốc quyết định trao giải thưởng hàng năm cho những cây viết xuất sắc, tổ chức có đóng góp đặc biệt cho công cuộc bảo vệ và thúc đẩy tự do báo chí ở bất kỳ nơi nào trên thế giới – đặc biệt ở nơi mà quyền này bị vi phạm nghiêm trọng.

Năm đó, người được nhận giải là Guillermo Cano Isaza, một phóng viên Colombia đã bị ám sát trước cửa toà soạn năm 1986 ở thủ đô Bogota. Anh đã viết các bài về hoạt động của các tập đoàn buôn bán ma tuý ở Colombia.

Hai mươi năm sau, những phóng viên như Cano vẫn  tiếp tục chết khi tác nghiệp.


Thực tế, năm 2006 là thời điểm chứng kiến số phóng viên bị ám sát, bắt cóc, hoặc tống vào tù cao kỷ lục. Riêng ở Iraq đã lên tới vài chục người. Nga, Mexico, Philippines…là những nơi vô cùng nguy hiểm cho công việc của nhà báo.

Tôi đã tham gia viết lời thỉnh nguyện để bọn bắt cóc tại Iraq trả tự do cho phóng viên BBC,  Alan Johnston .

Trước cửa Bush House là hình  ảnh rất lớn của anh, nhắc nhở rằng Alan vẫn đang bị bắt, và trên thế giới vẫn còn có những phóng viên gặp nạn khi đưa tin tức đến với chúng ta.

Phóng viên là người giữa hai chiến tuyến, họ làm công việc đưa tin và đôi khi trở thành vật đổi chác giữa các thế lực thù địch.

Alan bị bắt cóc đã hơn 2 tháng nay tại Gaza. Đến nay vẫn chưa có thông tin là anh đang bị bắt ở đâu, đã bị giết hại chưa. (bây giờ thì đã được thả).

Năm nay, giải thưởng của UNESCO dành cho nữ phóng viên nổi tiếng của Nga, Anna Politkovskaya. Bà đã bị bắn chết ở thang máy gần căn hộ của mình tại Mátxcơva ngày 7-10-2006.

Những kẻ thủ ác vẫn chưa bị đưa ra ánh sáng và bị trừng phạt.

Kết cục này không khiến tôi ngạc nhiên, vì nó cũng giống như rất nhiều vụ ám sát phóng viên khác từ năm 1991 đến nay ở Nga. Không bao giờ tìm ra thủ phạm.


Vụ ám sát Anna Politkovskaya
(sinh năm 1958) đúng ngày sinh nhật của Tổng thống Putin khiến báo chí thế giới rúng động và tạo nên nỗi tiếc thương lớn của mọi người đối với một nữ nhà báo tài năng và dũng cảm.

Bà là nhà báo Nga nổi tiếng nhất thế giới với những thiên phóng sự về thảm họa ở Chechnya, chỉ trích nhà cầm quyền vốn là liên minh của Tổng thống Putin.

Lòng dũng cảm theo đuổi sự thật, vì sự thật của bà đã tạo một dấu ấn mạnh mẽ và là sự khích lệ lớn lao với những người cầm bút khác.

Đưa tin bằng điện thoại di động

Hai đồng nghiệp đang thực hành đưa tin bằng điện thoại di động. Ảnh: Đình Chính
Hai đồng nghiệp đang thực hành đưa tin bằng điện thoại di động. Ảnh: Đình Chính

Hãy hình dung cảnh tượng như này: Tại hiện trường, phóng viên một tờ báo in có website đưa tin theo lối truyền thống. Tức là phóng viên tìm hiểu thực tế, tìm các nhân vật phỏng vấn (mà theo lý thuyết của báo chí phương Tây thì phải phỏng vấn, nói chuyện và đề cập tới ít nhất ba nguồn tin khác nhau trong một bài viết), ghi chép, ghi âm, rồi về nhà kỳ cạch gõ trên máy tính, đối chiếu các tin tức, tìm thêm thông tin trên Internet.

Một bài viết khoảng vài trăm chữ hình thành sau đó. Nhanh thì một tiếng mà chậm thì…không biết.

Nhưng còn nhiều cách đưa tin tức khác đến với độc giả, bằng nhiều phương tiện khác nhau.

Trên trang Africanews.com, nơi đưa tin tức về châu Phi do các phóng viên khắp mọi nơi gửi về, có một mục là Mobile Reporting – Tường thuật bằng điện thoại di động. Phóng viên đi đến các vùng xa vùng sâu, hay khu vực vừa có tin tức nóng hổi xảy ra. Ở đó, viết lách, mô tả, dù tốt, cũng không bằng một thước phim quay. Một hình ảnh nói hàng vạn lời vạn ý. Nhưng nếu vì một lý do nào đó, không mang được máy quay phim đi cùng thì điện thoại thông minh sẽ là một lựa chọn đáng để xem xét.

Chiếc điện thoại này có thể quay phim và chụp ảnh với chất lượng “chấp nhận được” cho website. Và trong nhiều trường hợp khẩn cấp, nó chứng tỏ hiệu quả của mình trong việc lưu giữ và truyền hình ảnh. Người ta hay nói tới dòng Nseries của Nokia, nhưng cũng có nhiều loại điện thoại thông minh, hay máy ảnh quay phim khác.

Một thiết bị thu âm chất lượng đi kèm điện thoại cũng là thứ “cần phải có” để âm thanh thu tốt hơn. Và đừng quên đưa cái đầu mic về phía người được phỏng vấn.

Sự phát triển của công nghệ khiến tác nghiệp của phóng viên thuận tiện hơn. Đây là chân tớ và tay tớ.
Sự phát triển của công nghệ khiến tác nghiệp của phóng viên thuận tiện hơn. Đây là chân tớ và tay tớ.

Trong bối cảnh báo chí thế giới “nương theo người đọc,” nhà báo không còn là “độc quyền” trong cung cấp tin tức và tin tức không còn là “một chiều,” “áp đặt” từ các nhà báo đến với độc giả, thính giả hay người xem nữa, mobile reporting được xem như một “giải pháp” đỡ tốn kém cho truyền thông, đặc biệt cho website.

Nó cũng có vẻ phù hợp với các nước đang phát triển, nơi mà những thiết bị tiên tiến nhất thì ngoài tầm tay của người sử dụng, kể cả xét về tiền và sự dễ thích nghi.

Bằng chứng là trang web được giới thiệu cho các học viên của lớp học nâng cao về báo điện tử ở Viện báo chí quốc tế Berlin (Đức) hồi tháng 10/2008, là một trang web của các đồng nghiệp châu Phi.

Tôi xem các phim mà các đồng nghiệp, kể cả báo hình và báo viết, thực hiện bằng di động với một vẻ “thèm thuồng.”

Ta cần một số kiến thức cơ bản về quay phim, nhất là cho các đoạn phim ngắn cho web.

Đại khái phải giữ máy không để rung, để ngang tầm mắt, để phim chạy khoảng 6, 7 giây. Đại khái là phải để ý đến gió, đến tiếng ồn xung quanh, kẻo quay được phim thì không nghe được nhân vật nói gì, toàn tiếng gió thét. Nhưng như người ta vẫn nói: lý thuyết thì màu xám, cây đời vẫn mãi xanh tươi. Chuyện chả dễ dàng gì, ngay cả khi ta thuộc lý thuyết.

Số là tôi cũng một số đồng nghiệp làm một bài thực hành: làm voxpop (các phỏng vấn ngắn) xem người dân Đức nghĩ gì về việc ai cũng cần phải kiểm tra xem họ có HIV/AIDS hay không, và bản thân họ đã đi xét nghiệm bao giờ chưa.

HIV/AIDS có thể lây lan bằng nhiều con đường khác nhau, chứ không hẳn là chỉ có quan hệ tình dục không an toàn hay dùng bơm kim tiêm mới mắc (dù tỉ lệ này rất cao). Người ta vẫn hay nói đến việc xét nghiệm HIV/AIDS như là…việc của ai đó, chứ không phải việc của mình. Chuyện này, ở ngay phương Tây, vẫn được xem là…nhạy cảm, vì nó vẫn được xem là chuyện riêng tư, chứ không hẳn là việc cộng đồng.

Vì vậy, dĩ nhiên chúng tôi phải giải thích thật kỹ lưỡng với người được phỏng vấn về mục đích và câu hỏi sẽ hỏi họ. Nhưng khi chúng tôi đưa cái máy điện thoại lên…quay phim, kèm theo cái mic đi kèm điện thoại thì họ vẫn ngạc nhiên, ánh mắt nhìn đầy…nghi ngờ vào thiết bị.

Để xóa tan những nghi ngờ này thì cũng cần một chút khéo léo để thuyết phục họ, thậm chí, đôi khi phải cho họ xem phần quay thử để họ…tin. Kết quả xem ra không tệ chút nào.

Với một số máy di động, thậm chí bạn có thể biên tập luôn phim ở trên máy.

Thường thì các lời khuyên của các nhà báo kỳ cựu trong lĩnh vực này là nếu không thích thì đừnglàm. Nhưng tốt nhất, trong thời buổi này, nên thích. Vì thực ra, nó rất thú vị.

Vậy làm nhiều chức năng như thế, có ảnh hưởng tới chất lượng của bài viết không? Câu trả lời là cũng còn tùy vào cách làm việc của mỗi người. Nhưng với phóng viên, đưa đến cho người đọc nhiều hơn một cách tiếp cận thông tin là một điều đáng để theo đuổi.

Và trong bối cảnh kinh tế suy thoái, người ta lại càng tính đến làm sao một phóng viên thực hiện được nhiều công việc một lúc. Mỗi tòa soạn sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí, và năng lực của phóng viên được nâng cao.

Mobile reporting được xem là cách làm việc rất cơ động của phóng viên. Một phóng viên đa năng có thể làm được vài vai trò cùng một lúc, và đem lại nhiều lựa chọn tin tức cho độc giả. Bài viết này không hẳn cổ súy cho mobile reporting, nhưng đây rõ ràng là một lựa chọn về cách truyền tải tin tức.

Vì vậy, giả sử có 100 người đọc bài này, có 10 người lôi cái máy di động của mình ra quay phim, rồi táy máy nghịch nó với phần mềm miễn phí Movie maker tải xuống từ mạng, cũng là một sự may mắn cho người viết và cả bạn đọc.

Công nghệ đã thay đổi cách làm việc của phóng viên trên thế giới rất nhiều. Vì vậy, tại sao ta lại không thử?

Một số quy tắc cơ bản khi cầm máy ảnh quay phim:
– Bình tĩnh, không vội vã: Nhìn trước rồi tìm vị trí đứng sau. Với người chưa có kinh nghiệm quay phim, nên để chế độ quay tự động
– Cầm máy thật vững, không rung. Tìm một chỗ nào đó để tựa vào, hoặc làm điểm tựa cho tay cầm máy nếu tay yếu.
– Để máy chạy mỗi khuôn hình ít nhất 7 giây
– Năm góc nhìn. Nhân vật trong bối cảnh xung quanh, mặt, tay, qua vai và một góc nhìn đặc biệt.
– Quay thật nhiều. Với video, nếu không có hình, tức là sự kiện không diễn ra.
– Cẩn thận với ánh sáng và phản sáng.
– Quay người. Có quay địa điểm nhưng nên nhớ, người xem thích thấy người, người từ mọi góc độ, mọi tư thế, mọi hành động. Các chi tiết mang tính biểu tượng.

Tham khảo các tin làm bằng mobile tại đây.

John Schumann

John Schumann thời trẻ - Ảnh từ website của anh
John Schumann thời trẻ – Ảnh từ website của anh

Một trong những tượng đài của âm nhạc Úc trong 20 năm trở lại đây nói rằng điều làm anh tự hào nhất không phải là sự nghiệp âm nhạc của mình, mà chính là các con.

Anh tự nhận là mình không đủ kiến thức để dạy âm nhạc cho người khác, và anh cũng bật mí “bí quyết” để trở thành biểu tượng âm nhạc của Úc.

Một trong những tượng đài của âm nhạc Úc trong 20 năm trở lại đây nói rằng điều làm anh tự hào nhất không phải là sự nghiệp âm nhạc của mình, mà chính là các con.

Anh tự nhận là mình không đủ kiến thức để dạy âm nhạc cho người khác, và anh cũng bật mí “bí quyết” để trở thành biểu tượng âm nhạc của Úc.

John Schumann có mặt tại Vũng Tàu tháng 8-2006 để biểu diễn nhân dịp hàng trăm cựu binh Úc đến đây để tưởng niệm 40 năm trận đánh tại Long Tân (Bà Rịa – Vũng Tàu).
Anh là cựu thành viên ban nhạc Redgum của Úc (ban nhạc dân ca hát những bài ca mang nhiều sắc thái chính trị, nổi tiếng với những bài hát mô tả ảnh hưởng của chiến tranh).
Anh là chủ nhân của những bài hát bất hủ như “I Was Only 19” (năm 1983, album Lawson), I’ve been to Bali too(1984)… Giai điệu và lời của những bài hát “cổ điển” này ghi dấu vào tâm trí của nhiều người Úc, thuộc nhiều thế hệ khác nhau.
Bài hit “I Was Only 19 (A Walk in the Light Green), là một bài hát John viết cho anh trai mình, một cựu binh Úc đã tham chiến tại Long Tân, mô tả những ảnh hưởng phụ do các chất da cam được sử dụng trong cuộc chiến tranh này. Bài hát đã gây nên dư luận tại Úc, là một trong những lý do khiến một Uỷ ban Hoàng gia phải điều tra về ảnh hưởng tác hại của chất da cam và các chất độc hại khác được dùng trong chiến tranh Việt Nam.
John Schumann có danh tiếng là một trong những nhạc sỹ tài năng và thông minh nhất mà nước Úc có được trong 20 năm qua.
Anh đã được trao tặng nhiều danh hiệu âm nhạc và kịch nghệ, trong đó có cả các đĩa vàng và bạch kim, hai giải tay guitar vàng, giải thưởng Pater, giải thưởng Mo (giải thưởng hàng năm trong lĩnh vực giải trí lâu đời nhất tại Úc, tôn vinh các cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải trí tại Úc; và hai giải APRA (giải thưởng của hiệp hội quyền biểu diễn Úc – đại diện cho các nhà soạn nhạc, nhạc sỹ, xuất bản âm nhạc của New Zealand và Úc).
P.V: Chào anh. Lần đầu tiên anh đến Long Tân để dự lễ tưởng niệm 18 lính Úc đã chết trên chiến trường 40 năm trước, khi tham chiến tại Việt Nam. Tâm trạng của anh lúc đó thế nào?
* Tôi không ngạc nhiên lắm với khung cảnh thiên nhiên xung quanh, nhưng tôi không hình dung được tâm trạng của mình và mọi người lại buồn bã đến thế. Tôi không thể hiểu được tại sao những người trẻ tuổi lại đánh nhau. Tôi thấy rất tiếc cho những người lính Úc đã từng đến đây. Họ đều rất trẻ, chỉ 19 tuổi, bị buộc đến đây.
P.V: Không phải mọi cựu binh Úc đều có cơ hội quay lại Vũng Tàu đúng dịp này. Vậy anh sẽ nói gì với họ khi anh trở lại Úc?
* Tôi sẽ nói rằng lễ tưởng niệm rất trang trọng, rất xúc động. Tôi sẽ nói với họ rằng tôi rất tự hào ở đây. Người Việt Nam rất tuyệt vời.
P.V: Tuyệt vời theo cách nào?

The Girl in the Park divx

* Họ rất ấm áp, thân thiện, gần gũi.
P.V: Khi xảy ra chiến tranh tại Việt Nam, anh 14 tuổi, gần 20 năm sau anh viết “I was only 19” (Tôi mới 19 tuổi), một bài hát viết phản chiến ghi dấu tên anh trong lịch sử âm nhạc Úc. Anh đã bao giờ xem một bộ phim về VN chưa?

Antitrust film
* Tôi chưa. Tôi biết có một bộ phim về Long Tân. Tôi biết nó rất hay, nhưng tôi chưa có điều kiện để xem. (Bộ phim này do một hãng phim Úc sản xuất, với các nhân chứng là các du kích Việt Nam và lính Úc nói về thời gian Úc tham chiến tại VN những năm 1960, nhằm đi tìm lời giải về sự thất bại của Úc tại VN. PV)
Tôi trân trọng những người Việt Nam đã chiến đấu bảo vệ quê hương mình. Khi tôi đến Long Tân và thăm bảo tàng chứng tích chiến tranh ở TP.HCM, tôi chỉ muốn nhốt mấy ông lãnh đạo miền Nam, chính quyền Mỹ, Úc thời đó vào một phòng và đập đầu họ với nhau, hét lên: Các ông đã nghĩ cái quỷ gì để gây ra quá nhiều đau thương như vậy.

P.V: Người ta nhớ tới anh một phần vì các bài hát phản chiến, gắn liền với chiến tranh. Vậy khi một cựu binh Úc đến hỏi anh: “Này, với tôi, Vũng Tàu bây giờ đẹp và yên bình. Không còn chiến tranh nữa. Tôi muốn anh viết một bài hát về Vũng Tàu mới , về cảm nhận mới mẻ. Anh sẽ nói sao?
* Tôi sẵn sàng làm việc đó. Đó là một ý rất hay. Nhưng khi tôi viết “I was only 19”, tôi đã tự hứa rằng tôi sẽ không viết một bài hát về chiến tranh Việt Nam nữa. Nhưng này, đó là một ý rất hay đấy.
Bây giờ tôi 53 tuổi rồi. Ở Úc, có thể nói rằng tôi nổi tiếng, được tôn trọng, nhưng mọi người đang hướng tới một thế hệ ca sỹ, nhạc sỹ trẻ hơn. Thực tế là mọi người làm vì vật chất nhiều.
One Eight Seven divx
P.V: Vậy nếu anh không viết để có tiền thì có thể vì tinh thần?
* Tất cả các bài hát của tôi đều được viết vì tinh thần. Từ lâu, tôi học được rằng, nếu bài hát được viết vì tâm hồn, thì nó sẽ thành công. Nếu chỉ viết cái gì đó vì tiền, nó sẽ không thành công.


P.V: Anh không thay đổi hình dáng, đầu tóc, kiểu quần áo trong thời gian dài. Đó có phải là một yếu tố khiến anh trở nên rất nổi tiếng ở Úc không?

* Có thể (cười). Đôi khi, mọi người nhìn thấy tôi trên đường, biết tôi rất quen nhưng họ không thể nhớ được tôi là ai. Nhưng họ nhớ hình ảnh tôi là một niềm hạnh phúc rồi.
P.V: Theo anh, điều gì khiến anh trở thành một biểu tượng của âm nhạc nước Úc trong 20 năm qua?
* Có thể là vì tôi cố tình và cố gắng hát cho người Úc nghe bằng giọng của người Úc. Nhiều ca sỹ Úc cố gắng phát âm và hát theo kiểu người Mỹ.
P.V: Lý do nào anh khiến anh không thay đổi bề ngoài của mình?
* Tôi không nghĩ nhiều về hình dạng bên ngoài lắm. Tôi ăn mặc và cảm thấy rất dễ chịu. Chất vải, kiểu dáng giản dị (John Schumann đặc biệt thích màu nâu nhạt. PV). Tôi để râu vì tôi muốn thấy tôi như vậy. Tôi làm nhạc, và tôi quan tâm tới âm nhạc thôi.
P.V: Anh từng làm chính trị, viết báo, ca sỹ, nhạc sỹ…Anh làm quá nhiều việc một lúc. Điều gì thôi thúc anh?
* Tôi cũng không biết nữa. Tôi cho rằng tôi có nhiều thứ để nói, để chia sẻ. Tôi cảm thấy mình cần phải làm như vậy, vì nếu không tôi sẽ lãng phí khả năng của mình. Cuộc đời quá ngắn ngủi, và tôi cảm thấy bực bội với những điều không công bằng, vớ vẩn của cuộc đời. Tôi không chịu được. Nhưng thi thoảng tôi cũng lười lắm đấy, nghỉ ngơi mà.

The Butterfly Tattoo psp

Tôi nhận được nhiều điều ở cuộc đời, tôi còn phải biết trao tặng lại cuộc đời nữa. Tôi không giàu có đâu.
P.V: Anh thích điều gì nhất ở Vũng Tàu?
* Tôi đã đến rất nhiều nước ở châu Á, và tôi thực sự nghĩ rằng Vũng Tàu là một “công viên chủ đề châu Á”. Xin đừng hiểu là sự xúc phạm. Đây là cảm nhận của tôi. Nó rất quy củ, gọn gàng, sạch sẽ, yên tĩnh, đường phố rộng rãi. Thành phố này rất đáng yêu.
Tôi đã có kế hoạch trở lại VN rồi đấy. Sau biết bao năm chiến tranh với người Pháp, người Mỹ, tôi rất vui được đến đất nước này để xem các bạn sống trong hoà bình và xây dựng đất nước.
P.V: Thành đạt như vậy, đến nay, ở tuổi 53, điều gì khiến anh hài lòng nhất?
download Blondie of the Follies
* Các con của tôi. Một cậu con trai 22 tuổi đang làm việc cho một tổ chức từ thiện và cô con gái 18 tuổi đang học để trở thành bác sỹ. Chúng rất tuyệt vời.
P.V: Điều gì khiến anh tự hào về con như vậy?
The Devil’s Chair divx
* Bọn trẻ luôn gặp khó khăn hơn bạn bè khi chúng là con của một người nổi tiếng. Các con tôi biết cách để tránh xa những điều phù phiếm và làm điều tốt, có ích. Chúng không nổi tiếng như tôi, nhưng luôn khiến tôi tự hào và hạnh phúc. (cười).
P.V: Anh có dạy nhạc không?
* Tôi có các buổi nói chuyện và tiếp xúc với các sinh viên âm nhạc nghiên cứu nhạc của tôi. Nhưng tôi không dạy nhạc. Tôi thấy mình không đủ kiến thức về âm nhạc để dạy họ.
P.V: Không đủ kiến thức, nhưng lại là một gương mặt âm nhạc nổi tiếng. Thật khó tin quá?
* Thật đấy. Tôi hát và viết nhạc từ trái tim thôi.
PV: Xin cảm ơn anh và chúc anh những điều tốt đẹp!

Người ta nói là John Schumann đã làm được nhiều hơn gấp đôi lượng công việc của một người bình thường làm trong 2 cuộc đời của họ. Anh từng là giáo viên (dạy môn tiếng Anh), ca sỹ, nhạc sỹ, viên chức, từng là đối thủ chính trị của ngoại trưởng Úc Alexandre Downer khi hai người tranh cử trong cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu ở vùng Mayo, bang Adelaide, năm 1998.

buy This Beautiful City

John Schumann đã chiếm đa số phiếu. Từ năm 1998 – 2001, John Schumann làm chánh văn phòng, trợ lý cho thủ lĩnh đảng Dân chủ khi đó là thượng nghị sỹ Meg Lees. Anh cũng từng là cố vấn Bộ trưởng của Bộ trưởng Nghệ thuật Diana Laidlaw, khi ông này phụ trách miền Nam nước Úc, chuyên về phát triển âm nhạc đương đại.