Tiêu chuẩn và giá trị của Reuters (P1)

Điều gì làm nên một phóng viên của Reuters?

Có rất nhiều phóng viên hoạt động trong nhiều loại hình khác nhau tại Reuters, như thông tin dạng văn bản, hình, ảnh, trực tuyến. Không có định nghĩa chung dành cho tất cả những tiêu chuẩn này. Chúng tôi thường đối mặt với nhiều lựa chọn khó khăn khi tìm kiếm những câu chuyện hay, hình ảnh tốt hơn. Khi đó, có vài  câu trả lời  “đúng” và chúng tôi hết cả những quy tắc có thể ứng dụng.  Tuy nhiên, chúng tôi có thể chống lại mọi điều có thể tổn hại đến danh tiếng của chúng tôi bằng việc chia sẻ và thấu hiểu những những quan điểm cơ bản trong công việc như sau:

10 Nguyên tắc tuyệt đối của phóng viên Reuters

1. Luôn giữ vững sự chính xác

2. Sửa chữa sai sót công khai

3. Cố gắng tìm kiếm sự cân bằng và không  thành kiến

4. Luôn thông báo về sự xung đột  lợi ích với người quản lí

5. Luôn tôn trọng những thông tin đặc quyền

6. Luôn bảo vệ nguồn tin trước nhà chức trách

7. Luôn tránh tự bình luận trong các bản tin

8. Không bao giờ bịa đặt hay đạo văn

9. Không bao giờ sửa đổi hình ảnh  hay video ngoài những thao tác chỉnh sửa thong thường

10. Không bao giờ trả tiền  để mua thông tin hay nhận hối lộ.

Tính chính xác

Chính xác là cốt lõi của công việc chúng tôi làm và chúng tôi đặt nó lên vị trí ưu tiên. Chính xác và công bằng vẫn xếp ở trên tốc độ thông tin.

Sửa lỗi (Corrections)

Reuters rất minh bạch trong những lỗi của mình. Chúng tôi sửa sai chúng ngay và rất rõ ràng, cho dù là trong câu chuyện, chú thích ảnh, đồ họa hay kịch bản. Chúng tôi không che đậy hay cố tình che giấu những sự lỗi sai đó cho dù trong phần mở đầu hay trong câu chuyện.

Dẫn nguồn (Sourcing)

Sự chính xác xuất phát từ sự trung thực trong quá trình dẫn nguồn. Uy tín của Reuters được xây dựng từ sự chính xác, và không chịu thành kiến nhờ vào sự đáng tin cậy của các nguồn tin. Nguồn tin có tên luôn được ưa thích hơn nguồn tin giấu tên. Chúng tôi không bao giờ cố tình dẫn sai ý của nguồn tin, dẫn tin 1 nguồn nói 1 kiểu khi trả lời chúng tôi và nói kiểu khác đối ngược ở nơi khác, hoặc  dẫn nguồn là số nhiều nhưng thực chất chỉ lấy từ một phía. Nguồn tin vô danh là nguồn tin yếu  nhất.

(Còn nữa)

Nguồn: Reuters Handbook of Journalism. Google it

Dịch: Cảnh Toàn

Hiệu đính: Khổng Loan

Đề nghị dẫn nguồn khi trích dẫn.

Quy tắc đạo đức của các nhà báo ASEAN

1. Các nhà báo ASEAN sẽ chỉ sử dụng các phương pháp trung thực, rõ ràng, thật thà để thu lượm tin tức, hình ảnh hoặc những tài liệu cần thiết khác để giúp thực hiện công việc của mình, giới thiệu mình là đại diện của một cơ quan truyền thông một cách phù hợp trong quá trình tác nghiệp.

2. Các nhà báo ASEAN không để những động cơ cá nhân hay lợi ích ảnh hưởng tới mình hoặc tô vẽ quan điểm của mình ảnh hưởng tới sự liêm chính của nghề nghiệp.
3. Các nhà báo ASEAN không yêu cầu hay chấp nhận bất kỳ khoản thù lao, quà tặng cho việc tường thuật những thông tin không chính xác, ém tin hoặc bác bỏ sự thật.
4. Các nhà báo ASEAN tường thuật trung thực, đảm bảo rằng đó là những thông tin họ hiểu tốt nhất theo khả năng và kiến thức của mình, không che giấu những sự thật quan trọng hoặc bóp méo sự thật bằng cách phóng đại hay nhấn mạnh (vào các chi tiết) không thích hợp.
5. Các nhà báo ASEAN sẽ thực hiện “quyền được trả lời” của những người đau khổ bởi những thông tin mà họ đưa trên mặt báo. (tức là nếu tin đưa lên báo, khiến ai đó chịu hậu quả, ai đó kiện thì nhà báo có trách nhiệm phải giải thích. Điều này càng đúng trong trường hợp tin sai).

6. Nhà báo ASEAN không vi phạm nguyên tắc bí mật thông tin/tài liệu mà họ có được trong quá trình tác nghiệm. (tức là các thông tin này được giữ bí mật)
7. Nhà báo ASEAN không để lộ nguồn tin của mình, chống lại những thế lực buộc học phải tiết lộ nguồn tin
8. Các nhà báo ASEAN sẽ không tường thuật các thông tin có hại cho
danh tiếng hay uy tín của một cá nhân, trừ phi các thông tin này có lợi cho cộng đồng.
9. Các nhà báo ASEAN tôn trọng tính đa dạng văn hóa, tôn giáo, dân tộc của các nước ASEAN.
10. Các nhà báo ASEAN không thông tin, bình luận làm nguy hại đến an ninh của nước mình, gây ra sự đối đầu giữa nước mình với các nước ASEAN khác, mà cố gắng thúc đẩy quan hệ thân thiện hơn giữa các nước.

Ủy ban Đạo đức báo chí ASEAN thông qua năm 1987.

Quy chuẩn đạo đức – Hiệp hội Nhà báo Hồng Kông

1. Nhà báo có trách nhiệm duy trì những chuẩn mực đạo đức và sự chuyên nghiệp ở mức cao nhất. Nhà báo trong mọi trường hợp cần bảo vệ nguyên tắc tự do của báo chí và những phương tiện truyền thông khác trong việc thu thập thông tin, bình luận và phê bình. Nhà báo cần nỗ lực loại bỏ việc bóp méo, đàn áp, kiểm duyệt thông tin.

2. Nhà báo cần nỗ lực đảm bảo rằng thông tin mình đưa là công bằng, chính xác, tránh kiểu đưa bình luận và phỏng đoán nhưng khiến độc giả hiểu lầm đó là sự kiện đã được xác minh; tránh làm sai lạc thông tin do bóp méo, chọn lọc, hay miêu tả không đúng.

3. Nhà báo cần chỉnh sửa nhanh chóng bất kì thông tin không chính xác có thể gây hại, đảm bảo rằng người đọc dễ dàng tìm thấy bản đính chính thông tin và lời xin lỗi , và cần phải hồi âm thông báo những người bị phê bình nếu vấn đề được xem là đủ nghiêm trọng.

4. Nhà báo nên chỉ lấy thông tin, hình ảnh, minh họa bằng những cách minh bạch. Có thể dùng những cách khác để lấy tin trong trường hợp công chúng rất quan tâm đến vấn đề đó. Nhà báo được quyền không chấp nhận việc sử dụng những cách lấy tin không minh bạch nếu như bản thân thấy cách làm đó là không nên. (cái này sẽ xung đột với quyền được biết của công chúng. Nếu quyền được biết đến của công chúng thật lớn hơn quyền bí mật riêng tư thì nhà báo không phải suy nghĩ gì khi lựa chọn – bình luận của K.Loan)

5. Khi sử dụng những phương cách khác (do vấn đề nhận được sự quan tâm của công chúng), nhà báo không được làm bất cứ điều gì xâm phạm đến nỗi đau buồn và hoảng loạn của người khác.

6. Nhà báo cần bảo vệ những nguồn tin mật. Nhà báo không được nhận hối lộ hay nguồn tiền nào khác có thể gây ảnh hưởng đến tác nghiệp chuyên môn.

7. Nhà báo không được cho phép bản thân tham gia vào công việc bóp méo hay đè nén sự thật với lí do quảng cáo hay do những toan tính khác.

8. Nhà báo không được tạo ra những tài liệu khuyến khích sự phân biệt đối xử đối với sắc tộc, màu da, tín ngưỡng, giới tính hay khuynh hướng tình dục.

10. Nhà báo không được vụ lợi cá nhân trong quá trình tác nghiệp trước khi thông tin được công bố.