Thị trường tranh trong nước: MỘT TƯƠNG LAI SÁNG SỦA?

 

Số lượng gallery nghệ thuật trên thế giới hiện nay ít hơn so với 10 năm trước, nhưng các chủ phòng tranh nghệ thuật tại Việt Nam lại nhận thấy thị trường trong nước đang có nhiều khởi sắc. Và  ngày càng có nhiều người quan tâm tới việc mua tác phẩm của nghệ sĩ trong nước.

Hoa hồng, rượu vang trắng lộng lẫy khai trương các phòng tranh, triển lãm… không che khuất được một sự thật phũ phàng là rất nhiều gallery đã đóng cửa. Vì nhiều lý do: giá thuê mặt bằng tăng cao, các hội chợ và triển lãm nghệ thuật quá tốn kém chi phí để tham gia, hoặc các sở thích sưu tầm thay đổi xoành xoạch.

Số lượng gallery giảm trên thế giới

Báo cáo từ UBS và Art Basel, The Art Market | 2018, cho thấy tỉ lệ các gallery mới mở đã giảm mạnh trong 10 năm qua trên thế giới: Năm 2017, chỉ 0,9 gallery được mở so với một cái bị đóng, giảm so với tỉ lệ 5 cái mở khi 10 cái đóng cách nay 10 năm. Điều đó cho thấy thị trường nghệ thuật thế giới có thể đang bị mất động lực khi các gallery mới phải đối mặt những rào cản gia nhập thị trường khó khăn hơn.

Nghiên cứu này do TS. Clare McAndrew, nhà kinh tế học nghệ thuật lâu năm, với dữ liệu từ Artfacts, công ty đặt tại Berlin chuyên theo dõi các nghệ sĩ, gallery và các cơ quan nghệ thuật thực hiện. Để lọt vào kho dữ liệu Artfacts, một gallery cần phải tham gia vào một hội chợ nghệ thuật lớn trên thế giới trong 11 năm qua, tức là nhiều gallery hoạt động ở tầm mức địa phương không được ghi nhận. Dù vậy, kết quả cũng cho thấy một xu hướng đáng lo ngại trong thị trường nghệ thuật thế giới: sự tham gia của các nhà môi giới nghệ thuật (dealer) đang ngày càng giới hạn cho những người tiếp cận được với vốn đầu tư và một mạng lưới người mua nhất định. Continue reading