Đưa tin về trẻ em: Hãy cất thói tò mò ích kỷ vào một góc!

"Tôi có quyền." "Tôi cũng thế."
“Tôi có quyền.”
“Tôi cũng thế.”

Dư luận đang hết sức phẫn nộ sau khi video ghi hình cảnh một thanh niên hành hạ một bé trai ở Campuchia lan truyền trên mạng. Cảnh sát hai nước đẩy nhanh quá trình tìm kiếm nghi phạm và đến nay đã bắt giữ được người bị cho là đã hành hạ bé trai đó. Tôi đoán chắc là các luật sư, những người biểu biết pháp luật đều cảm thấy có cái gì đó sai sai khi phóng viên vào tận phòng tạm giam, đặt máy quay ghi hình tường tận chi tiết nghi phạm. Báo chí cũng làm việc hết công suất, đăng tải những cái tít câu khách liên quan tới xu hướng tình dục và thay mặt tòa kết tội ngay nghi phạm (và đã bị sửa lưng như ví dụ này.) Nhưng hai hiện tượng nổi bật này của báo chí không phải là lý do của entry này, mà là sự có mặt của nạn nhân trẻ em, cháu bé 2 tuổi. Continue reading

Đạo đức báo chí trong thời kỹ thuật số

facts-and-verificationsTrong cuốn sách mới Đạo đức báo chí trong thời đại kỹ thuật số của Denis Muller      (Journalism Ethics for the Digital Age), ông bàn đến điều gì? Tất nhiên là đạo đức báo chí. Có hay không sự phân định tiêu chuẩn đạo đức tác nghiệp giữa các nền tảng truyền dẫn thông tin khác nhau?

Cá nhân tôi cho rằng không. Vẫn là những nguyên tắc ấy, và còn phải chặt chẽ hơn, vì sự lan truyền kinh khủng của mạng Internet. Báo chí kỹ thuật số, tin nhắn, tweeting, facebook…đang khiến chúng ta có cảm giác là mọi thứ đang thay đổi. Nhưng giời ạ, nếu những nền tảng căn bản của báo chí mà thay đổi thì sẽ hơi bị bi kịch đấy. Công cụ không phải vấn đề, nội dung mới là quan trọng. Continue reading

Tiêu chuẩn đạo đức của phóng viên ở Hồng Kông

Tiếp theo entry trước về Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của phóng viên VN và Anh, tôi được một người thầy về báo chí của mình là Alan Robles chỉ cho đường link tới tiêu chuẩn của các nước khác. Dịch để mọi người cùng đọc. By the way, đây là việc làm có ích cuối cùng của hôm nay, ngày thứ bảy lười biếng.


* Phóng viên có nghĩa vụ phải duy trì các tiêu chuẩn nghề nghiệp và đạo
đức ở mức cao nhất.

* Phóng viên luôn bảo về nguyên tắc tự do báo chí và các loại hình truyền thông khác trong quan hệ với việc thu thập thông tin và thể hiện bình luận và chỉ trích. Phóng viên sẽ nỗ lực hết sức để ngăn chặn sự bóp méo, đàn áp thông tin và kiểm duyệt.

* Phóng viên nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin mà phóng viên thể hiện là công bằng và chính xác, tránh thể hiện bình luận và sự phỏng đoán như những sự thật có cơ sở và làm giả thông tin, bằng việc bóp méo, đưa thông tin có chọn lọc và thể hiện sai sự thật.

* Phóng viên sẽ cải chính ngay lập tức bất kỳ thông tin không chính xác gây hại nào, và đảm bảo rằng cải chính và lời xin lỗi đó được nhiều người biết đến,, đồng thời tôn trọng quyền được hồi âm của những người bị chỉ trích khi vấn đề đủ tầm quan trọng.

* Phóng viên chỉ thu thập thông tin, hình ảnh và những miêu tả bằng những phương cách công khai và thẳng thắn. Việc sử dụng các biện pháp khác chỉ có thể được chấp nhận nếu xét đến tầm quan trọng của lợi ích cộng đồng đối với thông tin đó. Phóng viên có nghĩa vụ phải thực hiện sự suy xét của bản thân để chống lại cách sử dụng các biện pháp không công khai và thẳng thắn khi tác nghiệp.

* Tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của thông tin với lợi ích của cộng đồng, phóng viên không làm điều gì xâm phạm đến nỗi khốn khổ và đau đớn của người khác. (Tức là nếu thông tin đó không quan trọng thì không nên…)

* Phóng viên đảm báo bí mật nguồn tin.

* Phóng viên không “cho mượn” bản thân họ để bóp méo và đàn áp sự thật vì quảng cáo hoặc những lý do khác. (tức là không “bán mình”).

* Phóng viên không tạo ra những sản phẩm khuyến khích sự phân biệt đối với chủng tộc, màu da, nguồn gốc, giới tính hay xu hướng tình dục.

* Phóng viên không kiếm lợi từ thông tin họ có được trong quá trình tác nghiệp, trước khi thông tin đó trở thành kiến thức chung của cộng đồng.