Mạng xã hội, blog “không thay thế báo chí chất lượng”

Theo một báo cáo quan trọng của Trung tâm báo chí Kỹ thuật số Tow thuộc ĐH Columbia, những người viết blog, các bài báo có sự tham gia của đám đông (crowdsourcing) hay do máy tính tạo nên đang đóng góp sản phẩm vào truyền thông tin tức.

Tuy nhiên, chúng không thể thay thế được các nhà báo chuyên nghiệp trong việc theo đuổi và giải thíchcặn kẽ những tin tức quan trọng cho người dân. Đây là thông điệp mà nghiên cứu “Báo chí hậu công nghiệp” vừa đưa ra.

Continue reading

Đưa blog vào “khuôn khổ”

Đưa blog vào “khuôn khổ” là một phần trong dự thảo nghị định về Internet vừa được Bộ 4T đệ trình lên Chính phủ.

Đưa được không? Cá nhân tôi cho rằng “e chừng khó”. Nếu làm một hình ảnh ví von, cái “tham vọng” này giống như chăng lưới bắt chim trời. Ngoài tầm kiểm soát, làm sao vào khuôn khổ được.

Blog và Internet đang làm thay đổi mọi mặt đời sống xã hội, với tốc độ nhanh chưa từng thấy.

Người ta đã qua cảm giác “bàng hoàng” về ảnh hưởng của Internet với cách nghĩ, cách nhìn nhận của người dân.

Cánh cửa thông tin đã mở toang. Bít chỗ này, nó thòi ra chỗ khác. Hình ảnh dễ so sánh nhất là phần đầu của bộ phim hoạt hình “Melt Down” chỗ con thú với cái hạt gì đó á.


Phải tìm cách khác thôi, cách này không ổn chút nào.

Mình mới nói chuyện với một chuyên gia về online và cây bút kỳ cựu về IT. Nội dung như sau:

– Có lẽ cô cũng biết rằng, các nước phương Tây không có kiểu quy định như thế, nhưng các nước có thể chế chính trị đặc biệt thì đầy rẫy kiểu này. Nhưng tôi có thể đoán cái nghị định đó sẽ được viết thế nào.

1. Họ sẽ nói rằng họ tin Internet là một công cụ để chia sẻ thông tin và phương tiện để phát triển

2. Họ CÓ THỂ nói rằng họ không cố áp bức freedom

3. Rồi họ nói có những tiêu chuẩn nhất định phải duy trì: hòa bình và ổn định, an ninh quốc gia, đạo đức xã hội

4. Và rồi họ nói các website vi phạm những quy định này sẽ bị trừng phạt
Đó là cách thường thấy, hoặc những điều tôi đã chứng kiến.

Là cách các nước áp dụng chế độ kiểm duyệt khiến người khác sợ hãi.

Môi trường tốt nhất cho Internet, tôi tin, là KHÔNG CÓ QUY ĐỊNH NÀO CẢ.
Nhưng điều này sẽ không bao giờ xảy ra.

Ngay cả ở phương Tây, chính quyền cũng đang tìm cách chống lại Internet một cách gián tiếp.


Bằng nhiều cách.


Họ để cho các công ty tư nhân làm quy định – ví dụ, ở Mỹ, các tập đoàn viễn thông đang cố xóa bỏ các quyền về Internet bằng cách sử dụng các cấu trúc xã hội có lợi cho phe nhà giầu (ví dụ các tập đoàn khác), thu lượm những dữ liệu của người dùng (vì người ta cho rằng họ kinh doanh dựa trên các thông tin ăn cắp được).

Và dĩ nhiên, các chính phủ thường thông qua các quy định kiểm soát cho phép chính quyền đọc email hay theo dõi các hoạt động online của bất kỳ ai.


Ngay cả Google cũng là một mối đe dọa, vì có quá nhiều dịch vụ mà nhiều người dùng, và Google thu lượm các dữ liệu hoạt động của người dùng.


Rồi sẽ chuyển cho các chính phủ. YouTube đang xảy ra chuyện này.

Chính quyền Mỹ, theo tôi biết, chưa đưa ra các điều khoản cụ thể, nhưng đã cho phép các tập đoàn viễn thông được phép miễn bị truy tố trong các vụ kiện, trong các trường hợp công dân buộc tội các công ty này làm gián điệp cho chính phủ.

Và nó đang chuyện dịch ra xa khỏi “sự trung dung của Internet” – tức là chính sách mà bất kỳ ai cũng nên có Internet, độ băng thông giống nhau, cho dù giàu hay nghèo.

Như vậy, họ đang cố gắng kiểm soát nó một cách gián tiếp.

Đó là cách mà tất cả các chính phủ đều muốn làm. Nhưng thường phải mất rất lâu họ mới nhận ra điều đó hoặc làm được điều đó, vì HẦU HẾT các quan chức chính phủ đều không hiểu Internet hoạt động thế nào.

Thế á.
(Bài viết 13.07.2008 06:29)

Blog và phóng viên

Blog đang trở thành xu hướng mới ở VN trong cộng đồng các phóng viên. Xu hướng đến mức mỗi buổi sáng, thói quen của không ít phóng viên ở VN là mở Yahoo!360 lên xem đồng nghiệp của mình, hoặc những người mình quan tâm để “blast” gì.

Blog đang là sở thích mới của các phóng viên ở VN. Họ sử dụng 360 và connect với các friends của mình. Rất ít người dùng worldpress, opera, blogspot, google, facebook. Đơn giản vì những cái đó không thông dụng ở VN.
Lần nào đi học báo in, báo online…mình cũng đều được các thầy dạy cho blog. Nhưng phải nói đến hôm nay dự lớp về báo online bên Sài Gòn Times thì mới thấy rõ ràng nhất sự cần thiết của blog với phóng viên.
Cô Mindy Adams cho biết, ở Mỹ, blogging là thứ bắt buộc với các phóng viên. Nếu phóng viên không blog, họ bị sa thải.
Vì sao?

Vì báo in ở Mỹ đang mất độc giả. Bây giờ người ta đọc tin tức trên máy tính, trên điện thoại di động. Ngày càng ít người mua báo in. Người ta đành tìm cách thu hút độc giả trên website. Các blog của các phóng viên là một trong những công cụ thu hút độc giả riêng của họ.

Dĩ nhiên, không phải phóng viên nào cũng thích blog. Vì sẽ tốn thêm thời gian cho họ, và họ không được trả thêm tiền nhờ blog. Họ vẫn có thu nhập như vậy.

Blog – vài ý niệm cơ bản
Blog mang tính cá nhân. Nó không phải là tờ báo. Nó không phải là nơi để bạn post những thứ mà đã đăng trên báo in. (Giờ mới biết vụ này. Hê hê).
Blog là bạn, là giọng điệu của bạn. Là khác với giọng bạn viết để đăng báo.
Blog là nơi độc giả được đưa đến những gì “đằng sau sự kiện”. Đó có thể là tâm sự của riêng bạn khi đưa về tin này, khi gặp người nọ…Người đọc có thể gửi email cho bạn, bình luận entry.
Vậy phóng viên chịu trách nhiệm như thế nào về blog của họ?
Họ chịu trách nhiệm hoàn toàn. Blog là nơi độc giả được đọc bản thảo của chính phóng viên, tức là không được biên tập sạch sẽ như những bài đăng trên báo đâu.
Nếu blog có giọng khác với bài viết trên báo?
Blog thể hiện con người phóng viên. Họ không nên có hai giọng điệu khác nhau vì như vậy sẽ khiến độc giả nghi ngờ độ tin cậy của họ.
Blog ở đâu?
Thế giới ưa chuộng typepad.com; worldpress.com; blogspot.com; facebook.com; twitter.com. VN ưa chuộng Yahoo!360 hay google.com. Cũng có thể bạn chọn một cái tên miền riêng cho mình như tôi làm chẳng hạn. Bạn chỉ cần sign up và dùng rất dễ.


Blog có hợp với VN không?
Tôi cho rằng ở những nền văn hóa tôn trọng và tôn vinh cá nhân tính, blog là công cụ rất tốt để mỗi cá nhân khiến thế giới biết đến họ. Nhưng ở VN, dù bạn có wifi ở virtually everywhere, thể hiện cá nhân mình cũng vẫn là một thứ “taboo”.

Hơn nữa, nếu bạn là người cẩn trọng, hiểu môi trường xung quanh thì có nhiều khả năng bạn sẽ lượng lự khi thể hiện rõ mình nghĩ gì và muốn gì.
Thôi, lại đi trên dây tiếp.

Ở VN, không ai bắt phóng viên blog. Tụi Tây nom vậy mà ác như con tê giác. He he. Trước sự cạnh tranh khốc liệt, báo in đối đầu với báo giấy, Tây không còn cách chọn lựa nào khác.
Ở VN, báo chí chưa bão hòa. Người ta dừng mua báo vì nhiều lý do, chứ không hẳn là vì báo online đang chiếm ưu thế.

Sài Gòn Times là một trong số rất ít tờ online có blog cho phóng viên ở VN. Tuy nhiên, chức năng của blog trên trang này chưa được sử dụng đầy đủ. Chắc vì mọi người too busy to blog. Dù sao, điểm rất cao cho trang web của Sài Gòn Times. Hiện đại và chuẩn mực.

Search một số entry về blogging mà tôi đã viết trước đây
Website Mindy McAdams
Time’s Blogs

(Bài viết 03.06.2008 01:35)