Cơ hội cho báo chí trong thời kỹ thuật số

Nội dung dưới đây được tôi chia sẻ trong Diễn đàn báo chí trực tuyến “Thực hành báo chí bền vững trong bối cảnh số hóa”.

Có một người bạn nói với tôi gần đây rằng: Giờ đây, báo chí không có doanh thu từ quảng cáo, mà từ những bài PR.

Đó có thể không phải là toàn bộ bức tranh, nhưng cũng không quá xa thực tế. Theo những chuẩn mực của báo chí chuyên nghiệp mà chúng ta dạy và học trong trường, bài PR hay bất kỳ cách thức quảng cáo nào đều không sai, miễn là nó không khiến cho người đọc hiểu nhầm đó là nội dung do bộ phận biên tập nội dung (editorial) thực hiện một cách độc lập. Đây là một khái niệm mà báo chí phương Tây tuân thủ và cổ súy. Dĩ nhiên, khi chuyển qua các thị trường đang phát triển, điều đó sẽ có những điều chỉnh thay đổi.

Báo chí chuyên nghiệp khác với các cách truyền đạt thông tin khác ở đặc điểm “độc lập”, “không thiên vị”, “công bằng”, “khách quan”. Việc dán nhãn nội dung hoặc không dán nhãn nội dung là quảng cáo; khiến người đọc, người xem hiểu sai, lẫn lộn giữa nội dung được thực hiện độc lập và nội dung quảng cáo, trong ngôn ngữ chuyên ngành gọi là mislabelling.

Continue reading

Báo chí chất lượng với The New York Times

Tiếp sau bài viết về mô hình trang web tin tức theo một chủ đề, sau đây là một mô hình cũng hay ho không kém, cũng phát triển báo chí chất lượng và đang dần dần chứng minh là có thể ửokable cho dù vẫn còn rất hồi hộp. Đó là The New York Times.

Tờ báo làm cho mình nổi bật khi theo đuổi các giá trị báo chí và sẵn sàng đối đầu Donald Trump bằng cách thực thi quyền lực quan trọng nhất là giám sát những người có quyền lực. Họ tăng được lượng đọc giả, số thuê bao dài hạn cả online và báo giấy.

Sau đây là trích đoạn trong báo cáo 2020 vừa xuất bản đầu năm 2017 của tờ báo, về chiến lược vạch ra cho đến năm 2020: Continue reading

Đưa tin về trẻ em: Hãy cất thói tò mò ích kỷ vào một góc!

"Tôi có quyền." "Tôi cũng thế."
“Tôi có quyền.”
“Tôi cũng thế.”

Dư luận đang hết sức phẫn nộ sau khi video ghi hình cảnh một thanh niên hành hạ một bé trai ở Campuchia lan truyền trên mạng. Cảnh sát hai nước đẩy nhanh quá trình tìm kiếm nghi phạm và đến nay đã bắt giữ được người bị cho là đã hành hạ bé trai đó. Tôi đoán chắc là các luật sư, những người biểu biết pháp luật đều cảm thấy có cái gì đó sai sai khi phóng viên vào tận phòng tạm giam, đặt máy quay ghi hình tường tận chi tiết nghi phạm. Báo chí cũng làm việc hết công suất, đăng tải những cái tít câu khách liên quan tới xu hướng tình dục và thay mặt tòa kết tội ngay nghi phạm (và đã bị sửa lưng như ví dụ này.) Nhưng hai hiện tượng nổi bật này của báo chí không phải là lý do của entry này, mà là sự có mặt của nạn nhân trẻ em, cháu bé 2 tuổi. Continue reading

Content marketing và thách thức với sự tồn tại của báo chí

“Who cares who’s a journalist?” – Còn ai trên đời quan tâm tới ai là nhà báo nữa? Tiêu đề vừa mang màu sắc lo lắng, vừa có chút coi thường, vừa có chút la ó (báo chí là nơi la ó to nhất cho số phận của mình, vì của nhà trồng được mà, in, phát hình không tốn xu cheng) xuất hiện trên tạp chí Columbia Journalism Review tháng 12.2014. Đâu là biên giới của nghề nghiệp “thư ký của thời đại”, và trước làn sóng content marketing (tiếp thị nội dung) đang bùng nổ, báo chí thế giới đang cảm nhận thế nào? Continue reading

Các mô hình hoạt động hỗ trợ cho báo chí thời kỹ thuật số

cjrCó vài điều tôi muốn cập nhật, có thể bạn sẽ thấy hữu ích:

Ở VN, ngoài hội Nhà báo VN (hi hi), trên mạng còn có 2 nhóm hoạt động khá sôi nổi là Diễn đàn nhà báo trẻ Vietnam Journalism. Diễn đàn nhà báo trẻ hiện có 9832 thành viên còn Vietnam Journalism có 7418 thành viên. Các thành viên (không nhất thiết phải làm báo nhưng quan tâm tới báo chí) bàn luận về mọi thứ, từ cách tác nghiệp, điều hành của báo chí, đến nội dung câu view thô thiển bẩn thỉu, đến các bài PR trắng trợn (hị hị)…Họ bình chọn cả giải Vành Khuyên cho những bài viết báo chí hay và giải Kền Kền cho những bài siêu dở.

Continue reading