Báo chí điều tra trong cơn bĩ cực (phần 1)

Bài này, viết theo tinh thần: Chỉ có những thông tin bị ngăn cản xuất hiện trên mặt báo thì mới là thông tin báo chí, những thứ còn lại, chỉ là quảng cáo.

Hồi tháng 9-2010, năm chính trị gia của Anh đã mất hết cả sự nghiệp uy danh sau khi bị lột mặt nạ trong một điều tra mà các nhà báo của một chương trình truyền hình đã cải trang để có được bằng chứng. Theo quy định, Anh cấm các chính trị gia đã nghỉ hưu sử dụng quyền và đặc ân của họ khi có được thời tại vị để trở thành các nhà vận động hành lang kiếm tiền bỏ túi. Một phóng viên của chương trình Dispatches trên Channel 4 đã giới thiệu mình từ công ty lobby, thảo luận các dịch vụ tư vấn với 5 cựu bộ trưởng Công đảng, và thành viên Đảng bảo thủ. Toàn bộ cuộc nói chuyện đều được quay phim lén.

Các ông mô tả mình là “xe taxi chờ khách”, và muốn sử dụng kinh nghiệm để kiếm tiền, nói một cách thô thô là thế. Sau vụ này, quan chức phụ trách kiểm tra của Công đảng, Sir John Lyon, đã đề nghị phải xem lại các quy định về lobby để tránh các lãnh đạo lợi dụng quan hệ, kinh nghiệm thời còn đương nhiệm để trục lợi. Cũng phải nói thêm đây là dịp tranh cử, các điểm xấu của đối thủ chính trị đều bị lôi ra hết ánh sáng, và báo chí giúp cử tri chọn ra đâu là ứng viên thực sự cần cho họ.

Đó là chuyện ở Anh, nơi rất khuyến khích việc báo chí nhập vai để điều tra, và hầu như không ai thắc mắc về tính pháp lý hay đạo đức của hành động nhập vai của nhà báo. Họ cho rằng, nếu các chính trị gia, những người nắm trong tay quyền hành, thực sự trong sáng, thì chẳng có gì “rung chuyển” được tinh thần họ. Hành động của báo chí chỉ là bước cuối cùng làm lộ hết cái đuôi khỉ ra. Chính trị gia, người của cơ quan công quyền, tiêu thuế của dân bị lừa để lộ đuôi khỉ mà không kêu được, chuyện này khác người thường bị lừa ở chỗ đó.

Câu chuyện của quá khứ?

Nhưng ở Mỹ, các chuyên gia báo chí tỏ ra bi quan trước câu hỏi: “Liệu báo chí nhập vai có là chuyện của quá khứ?”

Bill Buzenberg, tổng giám đốc của Trung tâm Liêm chính công chúng, một tổ chức báo chí điều tra độc lập, cho rằng nếu một nhà nhà báo tác nghiệp mà lại giới thiệu mình không là nhà báo thì “không phải là một ý tưởng hay”. Còn Howard Kurtz, nhà phê bình truyền thông của Washington Post và CNN nhận định ngày càng ít nhà báo làm công việc báo chí nhập vai điều tra như những năm 1970, 1980 hay 1990. Những chương trình điều tra riêng ngày này có xu hướng đi theo chân các lực lượng thi hành pháp luật, giống như chương trình Dateline của NBC.

Vì sao lại có sự suy giảm như vậy? Kurtz giải thích: Lý do là cho dù đó là bài điều tra công phu, nhưng vì nhà báo nhập vai, giả danh nên có thể gây ra nhiều sự nghi ngờ. Nhưng đó không hẳn là toàn bộ câu chuyện.
Báo chí nhập vai có lịch sử lâu đời. Nellie Bly, từng nổi tiếng là người đi khắp thế giới trong 80 ngày, đã có bài điều tra nổi tiếng về điều kiện sinh hoạt của những người xin tị nạn nhưng tâm thần cho tờ New York World. Bly giả vờ bị điên để qua mắt được hàng loạt bác sỹ và được đưa vào khu tị nạn dành cho người điên. Ở đó, bà chứng kiến những cảnh kinh hoàng nhất về điều kiện sinh hoạt, những cách hành xử dã man của các y tá và những người có tinh thần bình thường khác.

Loạt bài điều tra sau đó được xuất bản thành sách, có tên 10 ngày ở nhà điên, đã tạo nên một làn sóng lớn. Bly sau đó được mời vào đội điều tra của chính phủ về điều kiện sinh hoạt của các khu tị nạn.

Kurtz cho rằng những năm 1970 và 1980, Chicago chứng kiến thời đại vàng của báo chí nhập vai, nhờ nỗ lực của một phụ nữ tên Pam Zekman. Bà và và đồng đội tại truyền hình WBBM đã sử dụng nghiệp vụ điều tra báo chí để đưa ra một loạt các câu chuyện động trời. Bà trở thành người điều dưỡng viết bài về y tế,  thầy dạy khiêu vũ, trợ lý trong một trạm y tế để viết bài về tình trạng phá thai, thậm chí còn kiếm việc ở sân bay để biết người ta kiểm tra hành lý ra sao.
Nhưng bài báo lớn nhất của Zekman là khi bà làm việc cho Chicago Sun-Times. Ai cũng biết chính quyền Chicago tham nhũng, nhưng Zekman mới là  người chứng minh việc đó. Bà mua một quán rượu và làm hàng loạt các vi phạm về quy định, lưu lại hàng loạt những bằng chứng cho thấy những nhân viên công quyền, từ đơn vị kiểm tra việc thực hiện phòng cháy chữa cháy, tới thông hơi, tới hành chính, kế toán…đều nhận hối lộ để làm ngơ các vi phạm của bà.

Loạt bài 25 kỳ đầy những chi tiết đắt giá. Hàng loạt du khách tới quán rượu vì nó trở nên quá nổi tiếng, và hàng trăm người gọi điện tới tòa soạn để thông báo về trường hợp của họ, báo chí thế giới cũng vào cuộc. Tổng cộng 29 thanh tra điện lực đã bị khởi tố, và cơ quan ngân khố Illinois phải thành lập ủy ban điều tra mới.

Những năm gần đây, Barbara Ehrenreich đã giả mạo thân nhân để làm việc như hầu bàn, phụ việc, nhân viên Wal-Mart, giúp việc gia đình để viết về họ.

Nhưng ngoài  những nhân vật này ra, báo chí nhập vai đang ngày càng ít đi.

Năm 1992, chương trình PrimeTime Live của ABC đã cho phóng viên đi điều tra về cửa hàng bán thực phẩm Food Lion. Phóng viên đã giả mạo là người xin việc, vào làm việc để biết cửa hàng đã cẩu thả ra sao trong quá trình cung cấp thực phẩm cho khách hàng. Người xem tin là Food Lion đã sai.

Nhưng Food Lion không phải dễ chấp nhận, đã đâm đơn kiện chống lại ABC. Cửa hàng này không phản đối bài viết về tính chính xác, nhưng cáo buộc phóng viên có tin vì đã dối trá. Food Lion kiện ABC vì lừa đảo (trong đơn xin việc), xâm nhập trái phép (đến Food Lion mà không được phép) và vi phạm luật trung thành (vì quay phim những hành vi sai phạm trong khi đáng lý phải làm việc vào giờ đó). Sau nhiều năm tranh cãi, năm 1997, thẩm phán đã phán Food Lion được bồi thường 5,5 triệu USD. Năm 1999, vụ án đã được làm lại sau khi ABC kháng cáo.

Nhưng khi đó đã quá trễ, do thời gian tranh cãi pháp lý tính tới gần 7 năm, vô cùng tốn kém. Các phóng viên và tòa soạn báo biết cái giá đắt như thế nào. Đó là chưa phải tốn máu.

Việc suy giảm của thể loại báo chí điều tra, nhìn chung, phản ánh quan điểm thận trọng ngày càng tăng, cũng như sự bảo thủ ngày càng tăng trong báo giới, đặc biệt là các tập đoàn báo chí “chiếu trên” của Mỹ. Khi các phóng viên càng ngày càng trở nên dễ nổi tiếng hơn trong vài thập kỷ qua, họ trở thành một phần của chính cấu trúc quyền lực mà đáng lý, họ phải có trách nhiệm theo dõi và chỉ trích.

Vì báo chí điều tra trở nên quá hiếm hoi, các tổ chức tư nhân phải lấp vào chỗ trống. Tập hợp các cá nhân đã hình thành tổ chức phi lợi nhuận có tên ProPublica, với ngân sách hoạt động hàng năm là 10 triệu USD. Nơi đây đang có đội ngũ các phóng viên điều tra báo chí lớn nhất của nước Mỹ.

Tác phẩm của họ đã được trao giải Putlizer danh giá lần đầu tiên dành cho báo mạng.

Có thể đọc thêm ở đây:

http://tuoitre.vn/The-gioi/373421/Lan-dau-tien-bao-mang-doat-giai-Pulitzer.html

và ở đây:

http://tuoitre.vn/The-gioi/434146/Bao-mang-lan-dau-gianh-giai%C2%A0Pulitzer-2011.html

(Còn nữa)

Giải điều tra Pulitzer

ProPublica- trang web báo chí điều tra phi lợi nhuận của Mỹ với 2 năm tuổi đời, đã được trao một trong những giải thưởng danh giá nhất của Pulitzer 2010.

Báo chí điều tra – thể loại mà bấy lâu nay chúng ta đã thấy biến mất trong nền báo chí một một số quốc gia, ở Việt Nam còn có tên gọi là “thể loại báo chí chống tiêu cực”.

Fink là tiến sỹ chuyên ngành thần kinh học, đã làm việc trong 2 năm, phỏng vấn 140 người và xem lại tất cả các tài liệu để kết cấu lại các sự kiện trong bệnh viện – vốn bị mất điện và nước trong thảm họa Katrina để viết được 13.000 từ.

ProPublica nhắc chúng ta nhớ rằng, sự cần thiết phải ra đời “các mô hình mới…để tiếp tục một trong những sứ mệnh cao cả của báo chí…vì lợi ích của công chúng…” – theo bình luận của Roy Greenslade trên The Guardian.

Không nói quá lời khi nhận định: Một nền báo chí không có báo chí điều tra thì không gọi là báo chí.

P.S: Mình vẫn nhớ những buổi học ngồi bệt dưới sàn thảm vì hết chỗ tại trường City của thầy.

Phóng sự của Fink có ý nghĩa gì với xã hội Mỹ. Nghe tác giả nói.

Báo chí điều tra: John Pilger: Năm số 0 – 1979

Đọc các phần trước.

Phóng viên của tờ

The Times viết: “Đó là nhiệm vụ của tôi, để mô tả một thứ gì đó vượt ra khỏi sức tưởng tượng của con người”. Đó là cảm giác của tôi ở Campuchia vào mùa hè năm 1979.

Vẻ ma quái của Phnom Penh, những ngôi nhà bị bỏ hoang, những hình bóng liêu xiêu của những đứa trẻ bị mồ côi chỉ còn da bọc xươ

ng, như những bóng ma bé tí, hàng triệu đô la bằng tiền đồng Campuchia được tẩy rửa trên những còn đường hoang vắng vào mùa mưa, mùi chết chóc từ những chiếc giếng đầy xác người và những âm hưởng hàng đêm của sự khốn cùng: đó là điều không thể gột rửa được.


Bài viết sau được trích từ nhiều chươ
ng từ các cuốn sách của tôi, Heroes and Distant Voices (Những ảnh hùng và những tiếng nói từ xa). Bài viết là hơn 20 năm: từ vụ ném bom của Mỹ vào đầu những năm 1970, tới “Year Zero” năm 1975, tới vụ lật đổ Pol Pot năm 1979 và “hòa bình” do Liên hợp quốc bảo trở năm 1992.

Campuchia đã chiếm rất nhiều thời gian của cuộc đời tôi. Ngoài tác phẩm viết, tôi cũng đã làm bốn phim tài liệu, bắt đầu với Year Zero: The silent death of Cambodia (1979), nói về thời kỳ đen tối của Đông Nam Á, mà điều ô nhục của Pol Pot đã được chia sẻ với những chính phủ của “chúng ta”.

Những bản tin của tôi lần đầu tiên xuất hiện trên tờ Daily Mirror vào ngày 12 và 13 tháng 9 năm 1979. Số ra ngày 12-9 hầu hết để dành nói về Campuchia: hàng ngàn từ và 11 trang đăng các bức hình mang tính lịch sử của Eric Piper; một cú đánh lớn của loại báo có trình bày theo khổ báo lá cải (khổ nhỏ). Đó là một trong rất ít số báo của Mirror bán hết sạch. Trong vòng 24 giờ xuất bản, hơn 50 ngàn bảng Anh đã đến các văn phòng của Mirror, một số tiền khổng lồ vào thời đó và hầu hết nó đều là từ các đồng lẻ. Tôi tính ra  nó thừa để trả cho hai chiếc trực thăng chở đầy hàng cứu trợ, nhưng không một hãng bảo hiểm nào sẽ đồng ý bảo hiểm một chuyến bay tới Campuchia.

Một công ty cho thuê máy bay ở Miami với một chiếc Convair một động cơ cũ kỹ đã đồng ý bay, nhưng người chủ lại gọi lại để nói rằng phi công bị đau tim. Hãng hàng không British Midland Airways xem xét việc cho thuê một chiếc Boeing 707 khi một giám đốc gọi cho tôi để báo rằng công ty đã bị Bộ ngoại giao cảnh báo rằng chuyến bay cứu trợ này có thể sẽ đối mặt với sự tiếp đón không thân thiện của quân đội Việt Nam.” Đây là thông tin bị bóp méo: người Việt Nam đang nhờ quốc tế giúp đỡ.

Cuối cùng, một công ty Iceland có tên gọi Cargolux (Bay khắp mọi nơi) có chiếc DC-8. Ngày 28-9, chiếc máy bay chở đầy penicillin, vitamin và sữa cho khoảng 69 ngàn đứa trẻ đã bay từ Luxembourg, tất cả chúng đều do độc giả của Mirror trả, bay đến Campuchia.


Bộ phim tài liệu Year Zero của tôi được phát trên truyền hình ít lâu sau đó. 40 bao thư
đã đến hãng truyền hình Associated

Television (ATV): 26 ngàn lá thư dịch vụ hạng nhất trong 24 giờ đầu tiên. Một triệu bảng Anh đã nhanh chóng được góp lại và, lại một  lần nữa, hầu hết chúng đều đến từ những người thiếu thốn. “Đây là dành cho Campuchia,” một tài xế xe buýt giấu tên viết, kèm với số tiền lương của anh trong một tuần.

Một bà 80 tuổi đã gửi đến tiền lương hưu c ủa bà trong hai tháng. Một người mẹ đơn thân đã gửi đến toàn bộ số tiết kiệm 50 bảng của bà. Người ta chặn tôi lại trên đường để viết séc và cầm đồ chơi và thư đến nhà tôi, các thư thỉnh cầu đã được gửi tới bà Thatcher và các bài thơ thể hiện sự căm phẫn với Pol Pot, Nixon và Kissinger. Chương trình truyền hình dành cho trẻ em của BBC Blue Peter thông báo một chương trình quyên góp giúp đỡ trẻ em ở Campuchia, lần đầu tiên BBC đã có mục này thay vì là quảng cáo. Trong vòng hai tháng, hầu hết trẻ em ở khắp nước Anh đã quyên đủ số tiền đáng ngạc nhiên là 3.500.000 bảng.

Sau khi Year Zero được chiếu khắp thế giới, hơn 45 triệu bảng đã được quyên góp cho Campuchia. Đây là số tiền dành cho thuốc thang, xây dựng lại trường học và bệnh xá cũng như phục hồi lại hệ thống cấp nước. Tôi đã ở Phnom Penh khi nhà máy dệt đầu dệt sản xuất ra loại vải màu sáng được mở cửa hoạt động trở lại; dưới thời Khmer Đỏ, mọi người đều phải mặc màu đen. Bị các bức thư, đi

ện tín, điện thoại và thỉnh cầu ép, chính phủ Anh trở thành chính phủ phương Tây đầu tiên “không thừa nhận” chính quyền Pol Pot mặc dù họ vẫn bầu cho người của Pol Pol tại Liên Hợp quốc, (mà cuối cùng người này được tị nạn tại Mỹ, nơi ông ta hiện sống với chế độ hưu sang trọng).

Đối với nhiều người họ cũng khó chịu như các hình ảnh kinh khủng trong Year Zero khi được biết là, vì các lý do địa chính trị của chiến tranh lạnh, các chính phủ Anh và Mỹ chỉ gửi các hàng cứu trợ cho những người tị Campuchia ở Thái Lan trong khi từ chối gửi tới đa số những người ở ngay Campuchia. 11 tháng sau khi lật đổ Pol Pot, toàn bộ hàng cứu trợ của châu Âu được gửi thông qua Hội chữ thập đỏ và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc lên tới 1.300 tấn thực phẩm: chẳng có hiệu quả gì (effectively nothing).


n nữa, cả hai chính phủ đã bí mật tham gia với thế lực hỗ trợ chính của Campuchia, Trung Quốc, bằng việc trừng phạt cả người Campuchia và những người người Việt Nam đã giải phóng nước này. Một lệnh cấm vận, phong tỏa kinh tế đã khiến Iraq suy sụp xơ xác vào những năm 1990, được áp đặt cả lên hai đất nước, nơi mà hai chính phủ này tuyên bố là các kẻ thù của chiến tranh lạnh. Hai bộ phim sau đó của tôi, Year One và Year Ten, đã hé mở rằng chính quyền của Reagan đã bí mật dựng Khmer Đỏ dậy để trở thành lực lượng quận sự và chính trị   lưu vong ở Thái Lan, sẽ được sử dụng như một vũ khí chống lại Việt Nam, và các quân SAS của Anh đang đào tạo họ ở các căn cứ dọc biên giới. “Anh phải hiểu,” Margaret Thatcher đã nói: “Có những người Khmer Đỏ cũng biết điều.”

Đọc các phần trước


Còn nữa.

@Bản dịch: Khổng Loan

Tell me no lie / Dachau (tiếp theo)

Đây là phần tiếp theo của tác phẩm điều tra Dachau. Đọc phần 1 ở đây. Phần giới thiệu ở đây

Họ bị áp xe, cùng với đó là sốt và đau đớn khủng khiếp. Vị bác sỹ Ba Lan biết rằng hơn 100 ca được xử lý theo cách này; có thể còn có nhiều hơ

n. Ông có tài liệu ghi lại 31 ca chết người, nhưng thường phải mất từ 2 đến 3 tháng trong đau đớn cùng cực trước khi bệnh nhân chết, và tất cả họ đều chết sau vài ca phẫu thuật được tiến hành trong vài ngày cuối cùng của cuộc đời họ.

Các ca phẫu thuật là các thí nghiệm chuyên sâu hơn, xem một người đang chết có thể được cứu sống không; nhưng câu trả lời thường là không thể. Một số người tù phục hồi sức khỏe hoàn toàn, vì họ được điều trị bằng những loại thuốc đã được phát hiện và được chứng minh là có hiệu quả, nhưng có những người mà hiện đang lượn lờ quanh trại với khả năng cố gắng nhất họ có thể, để què quặt sống tiếp.

Và rồi vì tôi không thể nghe tiếp câu chuyện, hướng dẫn viên của tôi, một người theo đảng Xã hội Đức bị tù ở Dachau trong 10,5 năm đưa tôi qua khu nhà tù. Ở Dachau, nếu bạn muốn nghỉ ngơ ột nỗi khiếp đảm, bạn sẽ đi và đến một nỗi khiếp đảm khác. Nhà tù là một khu nhà sạch sẽ, dài với những xà lim màu trắng nhỏ bên trong.

Ở đây giam những người tù gọi là NN. NN là viết tắt của Nacht und Nebel, tức là đêm và sương mù. Dịch sang khái niệm bớt lãng mạn hơn, có nghĩa là những người tù bị giam trong đây không bao giờ thấy người, không bao giờ được phép nói chuyện với ai khác, không bao giờ được đưa ra ánh sáng mặt trời và hít thở không khí ngoài trời.

Họ sống trong khu biệt giam, chỉ có nước soup và một lát bánh mỳ là khẩu phần ăn. Dĩ nhiên có nguy cơ phát điên. Nhưng người ta không biết được điều gì sẽ xảy ra với họ sau nhiều năm im lặng. Và vào thứ sáu, trước ngày chủ nhật, khi những người Mỹ vào đến Dachau, 8.000 con người đã bị SS chuyển đi trong chuyến đi chết người đó.

Trong số đó là những người tù từ những xà lim biệt giam này. Kể từ đó, không ai còn nghe thấy tung tích gì về những người này. Bây giờ, trong tòa nhà sạch, trống rỗng đó, một người phụ nữ một mình trong xà lim, rít lên một tiếng dài, với một giọng điệu khủng khiếp, rồi lại im lặng một lúc, rồi lại rít lên. Bà ta đã phát điên trong những ngày cuối cùng, chúng tôi đã đến quá trễ.

Ở Dachau, nếu một người tù được tìm thấy với một đầu thuốc lá trong túi, anh ta sẽ bị trừng phạt 25-50 cú roi da. Nếu anh ta không đứng nghiêm, bỏ mũ, cách một người lính SS 6 feet (10m) khi người lính này vô tình đi qua, anh ta sẽ bị trói tay đằng sau, cứ thế bị treo vào tường trên một cái móc trong một giờ. Nếu anh ta làm bất kỳ điều gì khiến những người coi tù không hài lòng, anh ta sẽ bị giam vào cái hộp. Cái hộp có kích cỡ như buồng điện thoại. Nó được dựng lên theo kiểu nếu ở trong đó một mình, người tù sẽ không thể ngồi, không thể quỳ, và dĩ nhiên không thể nằm. Thường thì người ta sẽ cho bốn người tù vào đó. Họ sẽ phải đứng trong ba ngày đêm, không thực phẩm, nước uống, và bất kỳ một loại hình vệ sinh nào. Sau đó họ sẽ phải lao động 16 giờ/ngày và ăn soup và một lát bánh mỳ như xi măng mềm.

Họ chết chủ yếu vì đói; chết đói đơn giản như thói quen. Một người làm việc với thời gian khó tin như vậy, lại ăn khẩu phần như vậy, và sống với điều kiện chật chội đến khó tin như vậy, thân thể sẽ trở nên như những chiếc bao không có không khí, mỗi sáng thức dậy yếu hơn, và chờ đợi cái chết đến dần. Không biết bao nhiêu người đã chết trong cái trại này trong 20 năm nó tồn tại, nhưng ít nhất 45 ngàn người được biết đã chết trong ba năm qua. Cuối tháng hai và ba vừa qua, 2.000 người đã bị giết trong một phòng khí hơi, vì, mặc dù họ quá yếu để làm việc, họ không có ơn trên để chết, vì vậy, họ phải chết theo cách này, cách được sắp xếp.

Phòng khí hơi là một phần của lò thiêu. Lò thiêu là một tòa nhà bằng gạch bên ngoài tổ hợp trại giam, gần một rừng cây thông. Một thầy tu Ba Lan đã đi cùng chúng tôi, và khi chúng tôi đến đấy, ông nói, “Tôi bắt đầu chết hai lần vì đói, nhưng tôi đã rất may mắn. Tôi có việc làm là một thợ nề khi chúng tôi xây cái lò thiêu này, vì vậy, tôi có được thêm một ít thực phẩm, vì vậy tôi đã không chết,.” Rồi ông nói, “Cô đã xem tu viện của chúng tôi chưa?”. Tôi nói tôi chưa, và hướng dẫn viên của tôi nói rằng tôi không thể; nó nằm trong khu vực mà 2.000 ca sốt phát ban bị cách ly. “Tiếc quá,” thầy tu nói, “Cuối cùng chúng tôi cũng có được tu viện của mình và chủ nhật hàng tuần, chúng tôi tổ chức cầu nguyện. Có những bức tranh tường rất đẹp. Người đàn ông sơn chúng đã chết vì đói cách đây hai tháng.”

Bây gi tôi đã đến lò thiêu. “Cô sẽ bịt mũi bằng khăn mùi xoa,” hướng dẫn viên nói. Ở đó bỗng hiện ra rất nhiều thi thể. Ở khắp mọi nơi. Chết hàng đống bên các lò, nhưng SS không có thời gian để thiêu chúng. Chất đống ngoài cửa và dọc tòa nhà. Tất cả đều trần truồng và đằng

sau lò thiêu là những bộ quần áo của người chết, chất lên một cách sạch sẽ, áo sơ mi, jacket, quần, giày đang đợi tẩy trùng và dùng lại. Quần áo thì được xử lý theo trật tự rõ ràng, còn thi thể thì bị vứt bỏ như rác, bốc mùi hôi thối dưới ánh mặt trời vàng vọt; không có gì ngoài xương, xương như to ra vì không có thịt đắp vào, xương khủng khiếp, và một mùi chết chóc không thể chịu nổi.

Bây giờ chúng tôi đã xem nhiều rồi; chúng tôi đã xem quá nhiều cuộc chiến và quá nhiều chết chóc bạo lực; chúng tôi đã nhìn thấy bệnh viện, máu me và lộn xộn như cửa hàng bán thịt; chúng tôi đã nhìn những bó xác chết nằm la liệt trên được phố trên nửa quả địa cầu. Nhưng không ở đâu như này, về cuộc chiến mà độc ác một cách điên cuồng vì những người này chết đói, tức giận, trần trụi và chết vô danh. Đằng sau một chồng xác chết là thi thể của những người lính Đức. Họ đã bị bắn chết khi

quân đội Mỹ vào trại tập trung. Và lần đầu tiên, người ta có thể cảm thấy sung sướng khi thấy một xác chết.

Đằng sau lò thiêu là một nhà kính lớn và hiện đại, rất đẹp. Ở đó, những người tù trồng hoa mà các sĩ quan của SS rất thích. Cạnh nhà kính đó là vườn rau, loại rất bổ dưỡng, nơi những người tù đang chết đói phải chăm sóc những thực phẩm giàu vitamin giúp SS khỏe mạnh. Nhưng nếu một người đang sắp chết đói, ngấm ngầm nhổ lên và ngốn vào miệng anh ta đầu cây xà lách; anh ta sẽ bị đánh cho đến khi bất tỉnh. Ở trước lò thiêu, cách khỏi khu vườn, mà những khu nhà xây chắc chắn, đẹp đẽ. Gia đình của những sĩ quan SS ở đó; vợ và con cái họ đã sống rất hạnh phúc ở đó, trong khi những ống khói của lò thiếu vẫn liên tục thải ra những tro bụi từ xác người bị đốt.

Người lính Mỹ trên máy bay nói,” Chúng ta phải nói về điều đó,” Bạn không thể nói về điều đó một cách dễ dàng vì đó là nỗi choáng váng đã khiến bạn gần như không thể chịu đựng được khi nhớ lại điều bạn vừa nhìn thấy. Tôi chưa nói về người phụ nữ đã được đưa đến trại tập trung Dachau ba tuần trước từ trại tập trung trước đó của bà. Tội của bà là vì người Do Thái. Có một cô gái rất dễ thương từ Budapest, bây giờ vẫn còn dễ thương, và người phụ nữ với cặp mặt điên dại đã chứng kiến cảnh em gái mình vào lò hơi tại Auschwitz (*) và một người phụ nữ Áo nói bình tĩnh rằng họ chỉ có những chiếc áo lôi thôi họ mặc, và họ chưa bao giờ có gì thêm nữa, và họ làm việc ngoài trời 16 tiếng mỗi ngày trong mùa đông dài, và họ quá “ngoan”, theo như những người Đức nói, để gây ra những vi phạm gì, dù là trong thực tế hay tưởng tượng.



Tôi cũng chưa nói về cái ngày mà quân đội Mỹ đến, mặc dù những người tù có nói với tôi. Đó là ngày họ có sự sung sướng được tự do, và khát khao gặp lại bạn bè cuối cùng cũng đến, nhiều người tù đã chạy đến hàng rào dây thép và bị giật điện chết. Nhiều người chết vì nhảy múa sung sướng, vì thể hiện sự sung sướng nhiều hơn cơ thể họ có thể chịu đựng. Cũng có người chết vì có thức ăn, và họ ăn trước khi họ được ai đó ngăn lại, và ăn nhiều quá đã giết họ. Tôi không biết những từ mô tả những người đã sống sót khỏi sự khủng khiếp này trong nhiều năm, ba năm, năm năm, mười năm, những người mà đầu óc họ rõ ràng và không sợ hãi cái ngày họ vào trại.


Tôi ở Dachau khi quân đội Đức đầu hàng vô điều kiện quân đồng minh. Bộ xương trần truồng một nửa được lôi ra khỏi đoàn tàu chết người đã đến văn phòng bác sỹ. Anh ta nói điều gì đó bằng tiếng Ba Lan; giọng không khỏe hơn một lời thì thầm. Bác sĩ người Ba Lan vỗ tay nhè nhẹ và nói “Bravo,” Tôi hỏi họ vừa nói gì.

“Chiếc tranh đã kết thúc, “vị bác sĩ nói, “Đức đã bại trận.”


Chúng tôi ngồi trong phòng đó, trong cái nhà tù nghĩa trang đáng nguyền rủa đó, và không ai có điều gì thêm để nói. Dachau, với tôi, có vẻ vẫn là nơi phù hợp nhất ở châu Âu để lắng nghe tin tức chiến thắng. Chắc chắn cuộc chiến đã tiến hành để phá hủy Dachau, và tất cả những nơi như Dachau, và tất cả những thứ mà Dachau là biểu tưởng, và phá hủy nó. Mãi mãi.

Hết.

——

Note: Dachau là một trại tập trung của Đức quốc xã đầu tiên mở tại Đức (1933) đặt trên nền của nhà máy sản xuất đạn dược bị bỏ hoang ở gần thành phố cổ Dachau, cách thành phố Munich 16 km về phía tây bắc, bang Bavaria, miền nam nước Đức. Tổng cộng hơn 200 ngàn tù nhân từ hơn 30 nước đã bị giam ở Dachau; 2/3 trong số họ là tù chính trị, còn lại là người Do Thái.

© Bản dịch Khổng Loan. Đề nghị không sử dụng lại trong bất kỳ mục đích thương mại nào.

free hits counter


web counter

Tell me no lie / Dachau (*)

Đây là bài viết do Martha Gellhorn viết vào năm 1945, khi bà tới Dachau – một trại tập trung do người Đức dựng lên – khi chiến tranh thế giới II kết thúc. Đây cũng là bài đầu tiên trong lọat bài dịch các tác phẩm báo chí điều tra kinh điển mà Loan thực hiện, với mục đích chia sẻ với những ai quan tâm tới báo chí và quan tâm tới báo chí điều tra.

Tôn trọng tính độc đáo trong phong cách của người viết, Loan cố gắng giữ nguyên ở mức cao nhất cách dùng từ, cách viết của tác giả khi dịch.

———-

800px-dachau-0011


Chúng tôi rời Đức trên chiếc máy bay quân sự C-47 chở theo tù binh chiến tranh của Mỹ. Những máy bay xếp hàng trên đồng cỏ ở thành phố Regensburg và hành khách đứng tránh nắng ở dưới cánh máy bay trong khi chờ đợi. Họ sẽ không rời máy bay; đây là chuyến đi mà không ai lỡ chuyến. Khi tiếp viên trưởng nói mọi người lên máy bay, chúng tôi vội vàng bước lên như đang cố thoát khỏi đám cháy. Không ai nhìn ra cửa sổ khi chúng tôi bay qua bầu trời Đức. Không ai muốn thấy nước Đức nữa. Họ đã quay lưng lại nước Đức, với lòng thù hận và cảm thấy lợm giọng khi nhớ tới. Đầu tiên, các hành khách không nói chuyện với nhau, nhưng khi rõ ràng là nước Đức đã bị bỏ lại sau lưng, họ bắt đầu nói chuyện về nhà tù của mình. Họ không bình luận về người Đức, đó là từ họ nói thời xưa. Chẳng có gì mà nhắc lại. “Không ai tin chúng tôi đâu,” một anh lính nói. Tất cả đều đồng ý, sẽ chẳng có ai tin những gì họ nói.

“Cô bị bắt khi nào?” một anh lính hỏi.

“Tôi chỉ vô tình đi cùng chuyến bay thôi; tôi vừa xuống xem Dachau.”

Một người bỗng nói: “Chúng ta phải nói chuyện về Dachau. Chúng ta phải nói về nó, xem xem có ai tin chúng ta không.”

Đằng sau hàng rào dây thép gai và dây điện, những bộ xương ngồi phơi ra dưới ánh nắng mặt trời và tự tìm chấy rận trên người. Họ không có tuổi, cũng không có mặt; họ giống hệt nhau, và không giống bất kỳ thứ gì bạn có thể thấy nếu bạn may mắn. Chúng tôi đi băng qua một khu nhà rộng lớn, đông chật người và rỉ sét giữa nhà tù và đi đến bệnh viện. Trong tòa nhà này còn nhiều khung xương như vậy hơn nữa, từ họ toát ra thứ mùi của bệnh tật và chết chóc. Họ nhìn chúng tôi, nhưng không cử động; khuôn mặt không biểu lộ một thái độ nào, chỉ là một màu vàng bệch, làn da lông lá,để lộ ra những cục xương. Một người đàn ông lết đến phòng của bác sĩ; anh ta là một người Ba Lan, cao khoảng 6 feet (1,82m) và nặng ít hơn 100 pounds (45kg), mặc áo tù kẻ sọc, đi đôi giày cao cổ không buộc dây và cố choàng qua chân một tấm mền. Cặp mắt to và kỳ lạ như lồi hẳn khỏi khuôn mặt, xương hàm như chồi ra khỏi da. Anh ta đến Dachau từ trại Buchenwald (*) trên chuyến đi thần chết cuối cùng. Có khoảng 50 xe hộp chứa đầy những thi thể làm bạn đồng hành vẫn đang chờ ngoài khu trại, và trong ba ngày cuối cùng, quân đội Mỹ đã buộc cư dân Dachau phải chôn những thi thể này. Khi đoàn xe đến, những lính gác Đức đã khóa những người đàn ông, đàn bà và trẻ nhỏ trên những chiếc xe hộp và và ở đó, họ chết dần vì đói, khát và ngộp thở. Họ la hét và cố gắng mọi cách thoát thân; thi thoảng, những người lính gác đốt xe để khỏi phải nghe thấy tiếng ồn.

Người đàn ông này thoát chết; ông ta được tìm thấy dưới một đống xác chết. Bây giờ ông ta đứng trên hai cục xương là chân của mình, nói chuyện và bỗng nhiên khóc nức nở. “Mọi người chết cả rồi,” ông nói,và khuôn mặt méo rúm lại đau khổ, hay buồn bã, hay sợ hãi. “Không còn ai cả. Chết cả rồi. Tôi không thể chịu nổi. Tôi đứng đây, tôi toi rồi, tôi không thể chịu nổi. Chết hết cả rồi.”

Người bác sĩ Ba Lan, vốn từng là tù binh ở đây năm năm nói , “Trong bốn tuần, anh lại trẻ trung trở lại. Anh sẽ không sao đâu.”

Có lẽ cái thân thể anh ta sẽ sống, sẽ phục hồi sức lực, nhưng người ta sẽ không thể tin rằng, ánh mắt của anh sẽ có thể như ánh mắt của những người khác.

Vị bác sĩ nói với sự sâu sắc và hiểu biết về những gì anh đã nhìn thấy trong bệnh viện. Anh đã theo dõi họ và anh không thể làm gì để dừng họ lại. Những người tù nói chuyện theo một cách giống nhau – lí nhí và kèm theo một nụ cười lạ lùng, như thể họ xin lỗi vì nói những điều kinh tởm như vậy với một người sống ở một thế giới thực và khó có thể mong đợi họ hiểu Dachau.

“Người Đức đã thực hiện những thí nghiệm rất lạ tại đây, bác sĩ nói, “Họ muốn xem xem một phi công có thể chịu được tình trạng không oxy bao lâu, có thể bay cao đến mức nào. Vì vậy, họ có một chiếc xe kín mít, bơm oxy ra. Chết rất nhanh,” ông nói. “Không cần đến 15 phút, nhưng đó là cái chết khó khăn. Họ không giết nhiều người lắm với kiểu này, chỉ 800 người với cái thí nghiệm đấy. Người ta nhận thấy là không ai có thể sống trên 36 ngàn feet (hơn 10km) mà không có oxy.”

“Họ đã chọn ai trong những thí nghiệm này,” tôi hỏi.

“Bất kỳ một tù nhân nào,” bác sĩ trả lời, “miễn là tù nhân đó khỏe mạnh. Họ chọn người khỏe nhất. Xác suất chết là 100%, dĩ nhiên.”

“Thật là thú vị, phải không?, “một bác sĩ Ba Lan khác hỏi.

Chúng tôi không nhìn nhau. Tôi không biết phải giải thích thế nào, nhưng bên cạnh nỗi tức giận khủng khiếp mà bạn cảm nhận, bạn cảm thấy xấu hổ. Xấu hổ cho loài người.

“Cũng có thí nghiệm đối với nước,” vị bác sĩ đầu tiên nói. “Để xem các phi công có thể sống sót không nếu họ bị bắn rơi xuống như, như eo biển Channel (La Manche – tiếng Pháp) chẳng hạn. Để làm điều này, các bác sĩ Đức cho tù nhân vào những bình rất lớn và họ đứng trong nước cao đến cổ. Họ nhận thấy cơ thể người chỉ có thể chịu được 2,5 tiếng trong nước lạnh âm tám độ. Họ đã giết 600 người với cái thí nghiệm này. Đôi khi, có người phải đựng tới chịu ba lần, vì anh ta đã ngất ở thí nghiệm trước, rồi khi anh ta tỉnh lại, ít ngày sau, thí nghiệm đó được thực hành lại.”

“Họ không la hét lên à?”

Vị bác sĩ cười, “Không để làm gì cả, nơi này la hét thì có tác dụng gì đâu. Không có tác dụng gì.”

Một đồng nghiệp của vị bác sĩ Ba Lan bước vào; anh là một trong những người chứng kiến các thí nghiệm về bệnh sốt rét. Bác sĩ Đức, đứng đầu nhóm nghiên cứu thuốc cho các bệnh nhiệt đới của quân đội, sử dụng Dachau là nơi để thực hiện các thí nghiệm. Ông ta đang cố tìm ra cách để cho những lính Đức không bị mắc bệnh sốt rét. Cuối cùng, ông ta đã tiêm chủng 11 ngàn tù nhân với tertiary

sốt rét. (từ này chuyên môn nên không biết, ai biết chỉ giùm) . Tỉ lệ chết vì sốt rét không quá cao; đơn giản là những tù nhân này, bị sốt rồi suy yếu đi, rồi sau đó chết càng nhanh vì đói. Tuy nhiên, trong một ngày, ba người đã chết vì quá liều Pyramidon, mà vì một lý do không được biết, người Đức đang thí nghiệm. Không có loại thuốc nào giúp miễn dịch sốt rét được tìm thấy.

Dưới tòa nhà, trong khu phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật người Ba Lan lấy ra cuốn sổ ghi chép để xem các dữ liệu con số về các ca phẫu thuật do các bác sĩ SS (*) tiến hành. Có các ca thiến và làm mất khả năng sinh nở. Tù nhân buộc phải ký vào một tờ giấy trước, nói là họ sẵn sàng hiểu về chuyện “tự hủy” này. Những người Do Thái và dân du mục (gypsy) bị thiến, bất kỳ lao động người Slavơ nào mà có quan hệ với một phụ nữ Đức cũng bị làm mất khả năng sinh nở. Phụ nữ Đức bị đưa đến các trại tập trung khác.

Bác sĩ phẫu thuật người Ba Lan chỉ còn bốn cái răng hàm cửa hàm trên, những chiếc khác ở cả hai hàm đều đã bị một tay lính gác làm rụng, vì tay này bỗng dưng muốn đánh vỡ răng. Hành động này có vẻ như không gây ngạc nhiên cho bác sĩ hay bất kỳ ai. Không còn sự độc ác dã man nào có thể gây họ ngạc nhiên nữa. Họ bị sử dụng trong một sự tàn ác có hệ thống kéo dài, trong trại tập trung này, trong 20 năm qua.

Vị bác sĩ cũng đề cập tới một thí nghiệm khác, thật sự là tồi tệ, ông nói, và rõ ràng là vô tích sự. Đó là những thầy tu Ba Lan (hơn 2.000 thầy tu đã đến Dachau; 1.000 người còn sống). Các bác sĩ Đức đã bơm vi trùng khuẩn cầu chuỗi vào chân trên của người tù, giữa các bó cơ và xương.

Còn nữa

© Bản dịch Khổng Loan. Đề nghị không sử dụng lại trong bất kỳ mục đích thương mại nào.

free counter


web counter