Ẩm thực chay hiện đại

(Bài viết đăng trên tạp chí Forbes Vietnam. Tác giả: Khổng Loan)

Chi nhánh thứ 3 của Hum Vegetarian vừa khai trương trong một không gian yên ắng, hơi ẩn mình duyên  dáng giống như hai địa điểm tại Võ Văn Tần (quận 3) và Thi Sách (quận 1). Với khoảng sân trời rộng khoảng 100m2 được thiết kế trong khuôn viên ngôi biệt thự kiểu Pháp, Hum ở quận 2 phân tách thành những không gian riêng với nhiều ánh sáng xen kẽ những chiếc lá sen theo phong cách thiết kế mang tính thiền của kiến trúc sư Nguyễn Hòa Hiệp và nét vẽ của họa sĩ màu nước Hồ Văn Hưng.

Trong bốn năm qua, Hum Vegetarian là thương hiệu về ẩm thực chay phát triển nhanh đáng lưu ý. Bà Bùi Thị Minh Phượng, CEO của Hum cho biết mỗi năm họ đón khoảng 150 ngàn khách, với mức chi trả trung bình 350 ngàn đồng / khách. Con số này nhiều hơn gần gấp hai lần so với mức dự kiến khoảng 250 ngàn đồng từ thời họ mới bắt đầu mở nhà hàng đầu tiên năm 2012.

Hiện nay, thị trường ẩm thực chay ở Việt Nam đang phát triển phân khúc ăn chay vì mục đích tôn giáo là lớn nhất. Các quán chay bình dân phát triển tốt, với giá từ 30 ngàn – 50 ngàn/khách. Bên cạnh lý do tín ngưỡng, ăn chay trong thời gian gần đây được nhiều người quan tâm vì lý do sức khỏe. Hum đang muốn phát triển khuynh hướng ăn chay vì sức khỏe cho khách hàng trung lưu trở lên, những người muốn trải nghiệm các món ăn được sáng tạo đa dạng, nhiều màu sắc.

Bà Đặng Thị Xuân Hồng, chủ đầu tư của Hum Vegetarian, ấp ủ ý tưởng mở nhà hàng chay từ cuối những năm 2010 khi nhận thấy thị trường thiếu nhà hàng ăn chay phù hợp với khách hàng sẵn sàng chi trả cao. “Tôi muốn hướng tới ăn chay vì sức khỏe hơn là vì tôn giáo, vì Đức Phật cũng không bắt buộc phải ăn chay,” bà nói. Phải mất bốn năm, nhà hàng Hum (chữ trích từ câu chú tiếng Phạn hàm ý thiện tâm nở trong lòng người) đầu tiên  mới ra đời, khi bà Phượng, người đã đảm nhận vai trò điều hành trong các dự án đầu tư trước đây của bà Hồng ở lĩnh vực bất động sản, tìm được bếp trưởng Nguyễn Văn Ngọc,  người được đào tạo về ẩm thực Thái Lan và sẵn sàng thử nghiệm các món chay. “Trong nhà Phật có nói đến cơ duyên, và nếu mình mong muốn thì sẽ tới,” bà Hồng nói.

Continue reading

Forbes Việt Nam số 43: Mở chuỗi nhà hàng

Ảnh: Tiến Thành
Ảnh: Tiến Thành

@Forbes Việt Nam số 43. Tháng 12.2016

Sau khi Việt Nam hạ thấp rào cản thâm nhập thị trường F&B cho công ty nước ngoài từ năm 2015, Longfort Group từ Malaysia đang khai phá thị trường với những ý tưởng mới.

Tại TP.HCM, L’USINE là tên tuổi tiên phong trong xu hướng tạo ra không gian quán cà phê kiêm nơi bán lẻ mang phong cách Đông Dương thời thuộc địa, nằm trên lầu của chung cư cũ được cải tạo lại. Ban đầu đây chỉ là nơi để các nhà sáng lập trưng bày những món đồ họ sản xuất. Sáu năm kể từ ngày thành lập, L’USINE trở thành thương hiệu độc đáo về lối sống trong du khách trẻ và những người làm việc trong lĩnh vực sáng tạo, thiết kế. L’USINE được Longfort Group, một quỹ đầu tư gia đình từ Malaysia mua lại vào tháng 10.2015. Continue reading