Forbes Vietnam số 67 (Đầu tư vào Y tế): Làm điều mình giỏi

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường và Vương Ngọc Lan.

Bài viết đăng trên Forbes Vietnam số 67, tháng 12.2018. Tác giả: Khổng Loan. Xem đầy đủ hình ảnh và thông tin trên Forbes Vietnam số 67. Bản quyền: Forbes Vietnam.

Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận, cơ sở thứ hai của bệnh viện Đa khoa Mỹ Đức nằm trên con đường một chiều ở quận Phú Nhuận (TP.HCM). Xét về độ thuận tiện trong giao thông nó cũng kém thuận tiện y như cơ sở thứ nhất tại Núi Thành (quận Tân Bình). Nhưng bác sĩ Tường và các cộng sự của mình không có nhiều lựa chọn về địa điểm. Giống như cơ sở đầu tiên, họ mua lại nơi này, có tên cũ là Ngọc Linh, vốn là một bệnh viện tư nhân vắng khách. Sau cải tạo, cơ sở mới có 20 giường bệnh, bằng ½ so với cơ sở đầu.

Lĩnh vực chính đem lại nguồn thu đến từ các dịch vụ hiếm muộn, vô sinh, sản – phụ khoa, trong đó điều trị hiếm muộn là chuyên môn sâu của các nhà sáng lập. Cơ sở điều trị thụ tinh ống nghiệm của Mỹ Đức (IVFMD) được xem là hàng đầu tại Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á về quy mô thăm khám, tay nghề chuyên môn và ảnh hưởng trong đào tạo nhân sự lĩnh vực hiếm muộn. Continue reading

Nuôi con bằng màn hình – Hay cơn vật vã của các bà mẹ ông bố trước sự tấn công của các loại màn hình

(Bài viết đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần, tháng 12.2018).

Giữa sự xâm lấn tuyệt đối của tất cả các thể loại màn hình vào tâm trí của một đứa trẻ, tôi chọn cách “tích hợp” – online và offline – trong hành trình trưởng thành cùng con. Trải nghiệm nuôi dạy con của một bà mẹ có con hơn 3 tuổi, và tin rằng hành trình tiếp tục trưởng thành cùng con vẫn còn rất dài, với rất nhiều bài học.

Hình ảnh ai cũng cắm cúi vào máy điện thoại, máy tính, máy nghe nhạc không còn xa lạ gì ở bất kỳ nơi nào. Không ít khi tôi giật mình nhận ra con mình trải qua những năm tháng đầu đời trong khung cảnh của thế giới tràn ngập tất các thể loại màn hình và truyền thông, quảng cáo, tiếp thị; vừa tinh vi, vừa sỗ sàng, để thu hút sự chú ý, gây ảnh hưởng, rồi cuối cùng thuyết phục đứa trẻ trở thành một khách hàng của một nhãn hàng nào đó. Tình huống này xét về tần suất và quy mô là chưa từng có trong lịch sử loài người,

Thế giới đang trở nên thật đông đúc. Nhưng các cuộc gặp gỡ trực tiếp, các cuộc trò chuyện ngồi bên nhau, nhìn vào mắt nhau, và không có chiếc điện thoại làm phiền đang ngày càng hiếm hoi. Tất cả ngồi cạnh nhau, và ai cũng bận với chiếc điện thoại của mình. Con trẻ sẽ ở đâu trong bối cảnh đó? Chúng không có lựa chọn làm gì, chúng sẽ mè nheo chỉ để thu hút sự chú ý của cha mẹ và người thân, và để mua sự tự do cho mình, cha mẹ sẽ “đút lót” bằng chiếc điện thoại, bật TV. Nhưng thế giới thật thú vị và hào hứng chờ chúng khám phá, và chẳng lẽ lại chỉ có trong màn hình? Continue reading