Nói về giới nhân ngày 8.3

Người nổi tiếng nói gì về vấn đề giới tính?

Sức mạnh nội tại: The power of self

Nhà hoạt động, nhà văn Gloria Steinem, 82 tuổi, là một trong những người cổ súy cho quyền bình đẳng của phụ nữ hàng đầu thế giới từ những năm 1960. Trong cuốn hồi ký My Life on the Road, nhà đồng sáng lập tạp chí Ms. đã mô tả cuộc đời bà liên tục là những chuyến đi, từ tuổi thơ dịch chuyển tới tiếng nói ủng hộ tích cực cho phụ nữ trên toàn cầu.

1/ Thời khắc khiến bà thay đổi mạnh mẽ nhất trong cuộc đời liên quan tới vấn đề giới tính là gì?

Khó mà nhớ được, vì giới tính, với thế hệ tôi, là chuyện làm ra vẻ. Tôi không bao giờ nhớ mình muốn thành con trai, trừ chuyện có lẽ là gác chân lên được ghế trước mặt trong rạp chiếu phim. Tôi không bao giờ nhớ mình bị hạn chế gì khi là con gái, vì tôi không đi học nhiều lắm. Chỉ đến khi tôi đến tuổi thiếu nữ thì tôi mới sốc hay ngạc nhiên: giới tính trở nên một giới hạn và rất quan trọng. Luôn có những lời thì thào đồn đoán về cá cô gái, ai có bầu và phải cưới vội. Nếu ai đó bị hiếp thì là tại lỗi của cô ấy. Thời thiếu nữ của tôi, tôi trở nên hiểu rõ mình phải cẩn thận.

2/ Vấn đề cấp bách nhất về giới hiện nay, theo bà là gì?

Tôi cho rằng chuyện phải loại bỏ ý tưởng về giới. Bạn biết sống ở Ấn Độ đã giúp tôi khám phá ra rằng có những ngôn ngữ cổ không có từ chỉ giới tính, không có “thằng” hay “con”. Vai trò về giới càng phân cực rõ ràng thì xã hội càng dễ bạo lực và ngược lại, thì xã hội càng yên bình. Mỗi chúng ta đều là những cá nhân đơn lẻ và độc đáo. Chúng ta có kết nối; chúng ta không xếp thứ hạng. Ý tưởng về chủng tộc và về giới là thứ gây chia rẽ.

3/ Bà có lời khuyên gì với những cô gái và chàng trai ngày nay?

Hãy tin vào những gì bên trong mình mách bảo. Hãy lắng nghe nhiều như khi nói ra, để họ có thể trân trọng sự độc đáo của mỗi cá thể khác. Điều quan trọng với các cô gái là không nên có suy nghĩ về việc mình là thứ hạng hai, hay bị động, hay thấp kém hơn. Còn với các chàng trai thì đừng nghĩ về việc phải mạnh mẽ, cao hơn, hay kiểm soát. Điều có ích nhất là để cho các cậu bé được nuôi dưỡng để có thể nuôi dưỡng con cái. Tôi không có con, nhưng tôi được nuôi dưỡng để nuôi dưỡng con cái – tức là có thái độ đồng cảm, chú ý tới chi tiết và kiên nhẫn. Thường các cậu bé được nuôi dưỡng kiểu đấy, nhưng không thường xuyên lắm.

——————–

Sức mạnh của người ngang hàng: The power of peers

Sheryl Sanberg, 47 tuổi, là gương mặt lãnh đạo hàng đầu, tác giả của Lean In: Women, Work and the Will the Lead.

1/ Thời khắc khiến bà thay đổi mạnh mẽ nhất trong cuộc đời liên quan tới vấn đề giới tính là gì?

Một lần là khi tôi có bầu và nhận ra chúng tôi nên có chỗ đậu xe cho riêng nhân viên nữ đang có bầu. Là khi chính tôi có bầu.

Khi tôi lần đầu tiên đi làm năm 1991, số lượng phụ nữ đi làm tương đương với nam giới ở mức thấp trong lực lượng lao động. Nhưng khi tôi nhìn lên dàn lãnh đạo thì lại hầu như toàn nam. Khi tôi phát triển sự nghiệp thì càng ngày càng có ít nữ hơn trong những đội nhóm tôi làm việc. Nếu nhìn lại những năm 1950, 1960 hay 1970, đúng là có tiến bộ, nhưng trong số các vị trí điều hành ở trong bất kỳ ngành nào trong 10 năm qua thì thì chưa có tiến bộ.

2/ Vấn đề cấp bách nhất về giới hiện nay, theo bà là gì?

Chắc chắn là quyền bình đẳng và cơ hội bình đẳng cho phụ nữ. Một phần là tiếp cận thông tin là điều rất quan trọng. Có 4 tỉ người chưa được tiếp cận với dữ liệu và Internet trên thế giới, và số nữ nhiều hơn nam. Kết nối là một động cơ quan trọng của cơ hội.

3/ Bà có lời khuyên gì với những cô gái và chàng trai ngày nay?

Hãy giơ tay phát biểu nếu bạn là một bé gái trong lớp học; hãy ứng cử và chạy đua vào vị trí lớp trưởng. Nếu bạn thích, hãy làm lãnh đạo. Đừng để thế giới nói với bạn rằng con gái thì không lãnh đạo được. Từ khi được sinh ra, nam và nữ được đối xử theo khuôn mẫu. Chúng ta cứ nói với các bé trai là “Đừng mít ướt như con gái.” Việc này không tốt gì. Tôi muốn bổ sung là chúng ta cần tất cả mọi người động viên chúng ta. Ví dụ: Chúng tôi giúp phụ nữ lập Lean In Circles and vừa có 29 ngàn tổ chức ở 150 quốc gia. Nó thể hiện sức mạnh của quan hệ ngang hàng. Chúng ta không chỉ giúp bản thân mình nắm lấy các vị trí lãnh đạo; chúng ta có thể giúp nhau. Cũng có nam giới trong các tổ chức này – những người đang làm việc thực sự tâm huyết để tạo ra bình đẳng trong xã hội.

Trích NatGeo

Comments