Truyền thông xã hội và báo chí (Phần 3)

Đây là phần 3 và cũng là phần cuối cùng của bài viết Truyền thông xã hội và báo chí. Đọc phần 1 ở đây, phần 2 ở đây.

Một số lời khuyên của Woody Lewis với những người làm báo như sau:

*Khi đăng tải một status nên là 1 link kèm theo chi tiết/nhận định của cá nhân có thể có ích cho người đọc.

*Sử dụng ngôi thứ 3. Người đọc đang theo dõi sự kiện, chứ không phải phóng viên. Hạn chế đưa ra ý kiến bình luận của cá nhân.

*Tôn trọng văn phong báo chí của tòa soạn, đừng quên ngữ pháp, dấu câu, nhớ rõ quy tắc 5W1H. Khi cần có thể có thông tin nền, trích dẫn (phải có nguồn). Nếu đăng tải hình ảnh thì cũng cần chú thích (5W1H); có thể dùng hashtags. 

Trang chủ của Forbes trên Google+
Trang chủ của Forbes trên Google+

Continue reading

Truyền thông xã hội và báo chí (Phần 2)

Công chúng luôn cần một nền báo chí thực sự có chất lượng, tức mang đến cho họ thông tin chính xác, khách quan, cân bằng, giúp họ có kiến thức, đủ thông tin để từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn, có lợi cho bản thân mình và xã hội. Mạng xã hội đang đem lại nhiều cơ hội và nhiều thách thức lớn cho những người làm báo. Cơ hội là nó góp phần quảng bá báo chí; thách thức là nó yêu cầu báo chí phải khác biệt / tốt hơn về chất lượng, đồng thời cũng đòi hỏi báo chí phải linh hoạt để sử dụng nhuần nhuyễn các công cụ truyền tải thông tin của thời đại mới.

Một cách làm sai của báo chí khi đăng tải thông tin, lấy nguồn tin từ Facebook nhưng không qua kiểm chứng, xác minh.
Một cách làm sai của báo chí khi đăng tải thông tin, lấy nguồn tin từ Facebook nhưng không qua kiểm chứng, xác minh.

Continue reading