Sáng kiến của Paul Daniels

Paul Daniels, 71 tuổi, là một trong những nhà ảo thuật được yêu thích nhất của nước Anh. Chương trình ‘Magic Show’ của ông trên BBC được phát sóng từ năm 1979 tới năm 1994.

Trong bài trả lời phỏng vấn trên báo Anh The Telegraph, có một câu cho thấy ông thật…thông thái:

Hỏi: Khi mua hàng, ông thích trả bằng tiền mặt, thẻ hay séc?

Trả lời: Thẻ tín dụng, nhưng chúng tôi thanh toán đầy đủ hàng tháng. Nếu tôi là thủ tướng trong 1 ngày, một trong những việc đầu tiên tôi làm là đổi tên “credit card” (thẻ tín dụng) thành “”debt cards” (thẻ nợ). Người ta sẽ phải nghĩ kỹ hơn về những món hàng mua bằng thẻ nợ khi nói với người bán hàng rằng, “Hãy cho nó vào khoản nợ của tôi.”

Các ngân hàng ở Việt Nam đang ráo riết tìm kiếm khách hàng mới dùng thẻ nợ, với những quảng cáo thật hấp dẫn. Thẻ tín dụng quả là phát minh vĩ đại ở thế giới văn minh. Ngoài việc tạo thuận tiện cho người sử dụng, nó cũng khíên dân Mỹ và dân Anh được coi là những con nợ lớn.

“Tiền không làm cho người ta đau khổ. Không có tiền mới làm cho người ta đau khổ. Hệ hệ”

Bỏ rơi xe đạp

Xe đạp và những đóa hồng trên mạng Internet.

Từ 10 năm trở lại đây, xe gắn máy trở thành một chỉ số cho sự giàu có và thành đạt của người Việt Nam. Ý tưởng và định lượng này là nhờ phần nhỏ từ công của các tập đoàn sản xuất xe gắn máy đến từ khắp nơi trên thế giới, như Nhật Bản, Hàn Quốc, và đặc biệt là anh bạn láng giềng Trung Quốc. Nhưng có vai trò lớn nhất trong phong trào này là ai thì em xin tự kiểm duyệt.

Hậu quả ra sao thì chúng ta đều biết cả. Đường kẹt cứng, ô nhiễm trầm trọng. Tai nạn xảy ra còn nhiều hơn ở xứ đang có nội chiến. Tôi vẫn nhớ mình choáng váng như thế nào khi biết con số tử vong vì tai nạn giao thông năm 2009.  Đây là một trong những vụ rất đau lòng vào dịp đầu năm con Cọp. Cái xe máy đã biến dạng con người trở thành chụp giựt, vội vã, tranh giành, thô lỗ, mạo hiểm số phận của mình và người khác…Các nhà xã hội học, giáo dục học…đều đã lên tiếng cảnh báo.

Ở xứ mình, không có xe gắn máy, không có tiền đi xe ôm, đi taxi thì không biết di chuyển thế nào. Các phương tiện giao thông công cộng hoặc là không có, hoặc không đủ, hoặc không đáng tin cậy.

Hiếm có đất nước nào như vậy lắm. Âu cũng là một sự độc đáo.

Nhiều người nghĩ rằng xe gắn máy đồng nghĩa với sự toàn cầu hóa, tham gia vào tốc độ cạnh tranh, rồi đủ mọi lời lẽ tô hồng đánh bóng cho cái xe gắn máy.

Hãy hình dung nếu tôi không sở hữu xe gắn máy, thì tôi có bị lạc hậu không?

Nếu tôi có các phương tiện giao thông công cộng phục vụ, thì cái xe máy không cần thiết nữa. Tôi có thể tiết kiệm được khoản lớn đầu lớn đó (rất lớn đối với người nông dân), hoặc đầu tư vào bản thân mình, hoặc người thân, hoặc công việc làm ăn khác. Tôi không phải lo lắng bị mất xe, bị tai nạn. Đó là chưa nói đến những người muốn đổi xe mới liên tục và liên tục phải đầu tư thêm. Tôi cho đó là sự lãng phí vì suy cho cùng thì cái xe chỉ là phương tiện để tôi di chuyển mà thôi.

Theo số liệu này thì năm 2010 chúng ta có 24 triệu xe gắn máy. Khổng lồ không? Các hãng xe gắn máy gọi Việt Nam là thị trường cực kỳ tiềm năng là có lý do cả. Bài báo này cũng “giúp” cho người đọc tự hiểu rằng, về cơ bản, không có lựa chọn nào về chính sách phát triển hạ tầng giao thông khác cho chúng ta. Ca ngợi xe máy thế cơ mà.

Một lô lốc những hậu quả mà chính sách phát triển xe gắn máy đang gây nên trong xã hội chúng ta. Sửa chữa sai lầm này sẽ tốn kém vô cùng.

Chúng ta có cách nào giúp cho người dân vẫn di chuyển, làm ăn được mà không cần phải phát triển xe gắn máy hay không? Các nhà hoạch định vẫn nói rằng có, mà ai sẽ làm?muốn làm không?

Hôm nay tôi đi xe đạp ra biển để tắm biển. Buổi chiều ở Vũng Tàu rất đẹp. Hoàng hôn đỏ ối, những con thuyền nằm xếp lớp nhau ở Bãi Trước nghỉ ngơi. Ngoại trừ nước biển không được trong và sạch như Nha Trang thì Vũng Tàu nói chung cũng vẫn khá đẹp.

Nhưng thành phố thì ầm ầm tiếng gào rú của xe gắn máy. Người ta không đội mũ bảo hiểm, đi kẹp 4,5, lao ầm ầm trên phố. Xin đừng hiểu là họ đi chạy loạn, họ đi dạo phố biển đó. Mùi khói xì ra, ô nhiễm. Đàn bò chạy nhong nhong trên phố khiến bà con náo loạn, tròn xoe mắt nhìn.

Vũng Tàu sẽ đẹp vô cùng nếu nó yên tĩnh. Suy cho cùng, thành phố này nên yên tĩnh, vì nó là nơi để người ta nghỉ ngơi, thư giãn, hưởng không khí trong lành sạch sẽ.

Vũng Tàu nhỏ xinh cần hệ thống giao thông công cộng như xe buýt dài, xe buýt nhỏ. Các phương tiện hiện đại khác có lẽ chưa thực sự cần thiết. Nhưng nếu người ta được đi lại ở Vũng Tàu mà không mất tiền và thuận tiện thì chắc chắn thành phố này sẽ có thêm rất nhiều du khách đến nghỉ ngơi vì họ có cảm giác ở thiên đường.

Khi tôi gửi xe ở Bãi Trước cho Đội Cựu chiến binh phường 1 trông coi, họ đã từ chối trông xe đạp. Ngạc nhiên chưa? Tôi cũng nghe nhiều người bạn kể về việc họ bị từ chối ở các bãi xe chỉ vì đi xe đạp. Họ có xe ô tô, xe máy nhưng chọn đi xe đạp vì nhiều lý do, như vì sức khỏe, vì môi trường. Cũng phải nhắc thêm là thời đại này, đi xe đạp không có nghĩa là lạc hậu đâu. Ở những nơi hiện đại nhất, đáng sống nhất trên thế giới, xe đạp vẫn là phương tiện được tôn vinh và sử dụng rất nhiều.

Bác cựu chiến binh chỉ đồng ý nhận trông xe sau khi tôi đã dắt bộ một quãng đường dài và năn nỉ gãy lưỡi, cộng với lời hứa sẽ trả tiền xe đạp y như xe máy thì bác mới đồng ý. Nhưng quả thật buổi chiều tuyệt diệu đã bị phá hỏng. Bác là cựu chiến binh, bác trông xe cho mọi người vào công viên vui chơi. Đó là nơi duy nhất người ta có thể gửi xe. Giá tiền ghi ở biển hiệu là 1.000 đồng, bác lấy 3.000 đồng.

Lý do bác từ chối, và rất khó chịu khi có người gửi xe đạp là vì xe đạp vướng, nó chật, nó làm đổ xe máy (!)…

Xã hội chúng ta còn có vô số người đi xe đạp. Chúng ta đang nhắm mắt cố tình không nhìn thấy họ…

Đọc thêm Nhà ống và xe gắn máy: Diện mạo hay bản sắc của KTS Võ Thành Lân trên TBKTSG

Sát thủ số 1 trên đường (Tuổi Trẻ)

Ngày cuối cùng năm Âm lịch

Sự ra đi của một trong những nhà thiết kế thời trang hàng đầu thế giới, Alexander McQueen, nạn cháy rừng ở Lai Châu, Lào Cai, trên TV chị Diễm Quỳnh nói suốt trong chương trình cuối năm…

Tin tức ban đầu cho thấy, McQueen tự vẫn. Thật vô cùng đáng tiếc cho nền thời trang thế giới. Bạn có thể cười rằng tôi rách việc, nhưng ông là người cực kỳ sáng tạo. Vì vậy, tôi rất tiếc cho sự ra đi của ông. Thời trang của chúng ta mới dừng lại ở mức này.

Cháy rừng là một tổn thất rất lớn mà người miền xuôi chúng ta không chắc đã hiểu hết. Trồng rừng thì thật lâu mà rừng cháy thì thật chóng. Môi trường sẽ tồi tệ hơn, bão lũ sẽ nhiều hơn, những chiến dịch vận động nhường cơm sẻ áo sẽ nhiều hơn. Thành phố sẽ chật người hơn, cuộc sống sẽ kém văn minh hơn, kém chất lượng hơn (dù tiền có thể nhiều hơn, tính theo con số thôi nhé).

Mùi hương bắc thật thơm lan tỏa. Mâm cơm tất niên mời ông bà tổ tiên về nhà ăn Tết với con cháu.

Tự nhiên tôi nhớ tới hình ảnh những người Việt Nam đang sống và làm việc tại Nga. Hôm ông Táo lên trời, họ mang con cá chép ra một con sông băng, cầm búa đục đẽo mãi mặt sông mới thủng ra một lỗ. Họ thả con cá xuống. Chẳng biết con cá có sống không nhỉ? Tập tục truyền thống văn hóa vẫn được những người Việt Nam gìn giữ và duy trì. Chúng ta ở trong nước cứ lo lắng, nhưng thật ra ở nước ngoài, họ rất biết giữ gìn bản sắc của dân tộc. Có đi xa thì mới thấy, cái văn hóa Việt Nam tự động sự tụ hợp lại cùng nhau. Nếu không, con người sẽ thấy mình bâng khuâng, chơi vơi mà không có dây neo nguồn cội.

Năm qua, xã hội Việt Nam đã diễn ra nhiều sự thay đổi. Internet đã làm điều đó.

Google và Iran đều ra hai thông báo gây nên những phản ứng trái ngược nhau. Bản thân sự kiện đã nói lên đầy đủ ý nghĩa và không cần bình luận gì thêm.

Người nước ngoài có thể ngạc nhiên khi thấy dân của một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới dùng những dòng điện thoại đắt tiền và nhập những dòng xe siêu sang. Đó là điều đáng mừng hay đáng lo? Câu trả lời tùy thuộc vào vị trí bạn đang đứng.

Năm mới sẽ có nhiều thách thức và khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam. Các giá trị dân tộc sẽ đi về đâu trong thời đại toàn cầu hóa này?

Câu chuyện bầu cử Ukraine  được diễn dịch theo những góc nhìn rất khác và rất lạ trong truyền thông Việt Nam. Nhìn vào đó, chúng ta có thể thấy tương lai của chúng ta, hoặc con cháu chúng ta.

Trong những ngày cuối năm 2009, bạn có thể nói đó là phá giá tiền Đồng, hoặc nâng giá đồng USD, (lại) tùy vào vị trí bạn đang đứng.

Chúc mọi người sức khỏe dồi dào. Có sức khỏe rồi, chịu khó làm ăn thì mọi việc sẽ suôn sẻ, chịu khó làm việc thiện thì phúc lộc tràn trề. “Có làm thì mới có ăn. Không dưng ai dễ đem phần đến cho,” ông bà mình đã dạy rồi.

Nếu có cuốn sách nào tôi muốn gợi ý bạn nên đọc cho năm mới, đó sẽ là cuốn này, và cuốn này. Hai cuốn này đều do Phạm Nguyên Trường dịch và Nhà Xuất bản Tri thức ấn hành. Dịch rất tốt và rất hay. Bạn có thể mua trên mạng và người ta sẽ mang tới tận nơi (nhớ bo cho nhân viên 5.000 nhé :D).

Chúc năm con cọp hạnh phúc!

(Ông bà tổ tiên thật tuyệt vời vì đã giúp cho con cháu  được hưởng hẳn 2 cái Năm mới trong 1 năm! Cám ơn các cụ.)

Tết chặt cây và Tết sát sinh

Ảnh: www.tunglamgarden.com

Bài viết của Nguyễn Quang Thiều trên Tuần Việt Nam

Với thú chơi hoa đào rừng, đào núi ngày tết, chúng ta đang biến cái Tết trồng cây thành Tết chặt cây. Việc thi nhau chặt những cây đào rừng, đào núi một cách vô tội vạ vì lợi ích và thói hưởng thụ cá nhân đồng nghĩa với một lối sống thiếu giáo dục và phi văn hoá đang mỗi ngày một lan rộng.

Có một phong trào rất đáng trở thành một phong tục trong ngày Tết cổ truyền là phong trào trồng cây . Hồi tôi còn học tiểu học, cứ vào một ngày đầu năm là nhà trường tổ chức Tết trồng cây. Đó là một ngày hội thực sự. Mỗi học sinh trồng một cái cây. Rồi suốt những năm sau đó, mỗi học sinh luôn luôn chăm sóc cái cây của mình cho đến khi nó trở thành một cái cây vững trãi và toả bóng mát. Không chỉ nhà trường mà cả các thôn, xóm cũng tổ chức Tết trồng cây.

Nếu phong trào này được duy trì thì nó sẽ trở thành một phong tục đẹp. Nhưng ngược lại, nó không được tiếp tục. Và bây giờ, với thú chơi hoa đào rừng, đào núi ngày tết, chúng ta biến cái Tết trồng cây thành Tết chặt cây.

Có thể nói, từ rằm tháng Chạp đến sát Tết, trên mọi nẻo đường từ các tỉnh phía Bắc về Hà Nội và các thành phố khác, chúng ta thấy một cuộc vận chuyển khổng lồ và có hệ thống những cành đào to, nhỏ với hầu hết các loại xe được huy động như xe tải, xe khách, xe du lịch, xe hơi 7 chỗ, 4 chỗ của các cơ quan Nhà nước.

Với số lượng cành đào chuyển về riêng ở địa phận Hà Nội thì chắc chắn mỗi năm người ta ngốn hết một cánh rừng nhỏ. Cứ liên tục như vậy trong nhiều năm, những cánh rừng đào sẽ không còn nữa. Trước hết, nó mất đi vẻ đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng. Sau đó, nó làm cho con người có một thói quen xấu là tàn phá thiên nhiên vì lợi ích và những thú chơi của cá nhân mình.

Ngay ở giữa Hà Nội, những cây sưa với những mùa hoa tuyệt đẹp bị đốn hạ bằng mọi lý do của ngay cả những đơn vị quản lý cây xanh. Những hồ nước và những công viên tuyệt đẹp bị bức tử. Những di tích lịch sử và văn hoá bị các cá nhân và các tập đoàn phá vỡ cảnh quan hoặc  lấn chiếm bởi những công trình xây dựng của mình.

Tôi cam đoan rằng: nếu chính quyền đồng ý thì sẽ có không ít tập đoàn hồ hởi và sẵn sàng phá chùa Trần Quốc hay Tháp Rùa ngay lập tức để xây khách sạn năm, bảy sao gì đấy. Nhận định này của tôi bắt nguồn từ những gì họ đã làm và những gì mà báo chí đã từng lên tiếng nhiều năm trở lại đây.

Việc thi nhau chặt những cây đào rừng, đào núi một cách vô tội vạ vì lợi ích và thói hưởng thụ cá nhân không ảnh hưởng gì đến an ninh quốc gia hay nền kinh tế nước nhà. Nhưng nó đồng nghĩa với một lối sống thiếu giáo dục và phi văn hoá đang mỗi ngày một lan rộng.

Bi hài thay, chúng ta có Tết chặt cây lại có Tết sát sinh. Nói về Tết sát sinh là tôi nói đến hành động phóng sinh trong ngày Tết ông Công, ông Táo. Tục phóng sinh (cá chép) là một tục đẹp và mang ý nghĩa nhân văn. Nhưng hãy nhìn cách phóng sinh của người dân mà xem. Ngay sau khi họ phóng sinh một con cá thì phóng sinh luôn rác thải xuống hồ, xuống sông. Ven bờ hồ và bờ sông là những túi nylon và đủ các loại rác thải khác nổi lềnh bềnh.

Số lượng những hồ nước và những dòng sông bị nhiễm độc mà chết ngày một tăng lên. Chiều 23 Tết vừa rồi, sau khi lễ ông Công, ông Táo xong, vợ tôi phải nhờ một đứa cháu mang con cá chép nhỏ đến tận một hồ nước còn khả dĩ sạch sẽ để phóng sinh cho dù nhà tôi chỉ cách sông Nhuệ mấy bước chân.

Cách đây hơn 10 năm, trong trường ca Nhân chứng của một cái chết, tôi đã nói đến cái chết của sông Nhuệ. Xác của dòng sông thối rữa và bốc mùi lên tận lưng trời. Bây giờ thì dòng sông ấy chết thật. Dòng nước trong xanh, thơ mộng với những ngọn gió sông trong lành thổi vào thành phố và các làng mạc ven sông của mấy chục năm trước giờ đây chỉ còn là một cái xác thối rữa.

Chúng ta mua những con cá để phóng sinh nhưng chúng ta lại phóng sinh chúng vào một môi trường chết do chính chúng ta gây ra một cách vô ý thức. Chính thế mà hành động phóng sinh của chúng ta trở nên bi hài và đầy thói đạo đức giả. Hành động phóng sinh thực sự có lương tâm chính là hành động bảo vệ môi trường. Cũng như hành động vì những người ngèo khổ một cách thực sự là chúng ta không tiêu xài hoang phí và không tham ô, tham nhũng tiền đóng thuế của người dân. Còn hành động mang cho người ngèo mấy gói mỳ ăn liền phần lớn vẫn là một trò diễn mà thôi.

Tết chỉ còn mấy ngày nữa, lẽ ra chẳng nên nói những chuyện buồn nản như thế này làm gì. Nhưng biết làm sao được. Cầu chúc mọi người lúc nào đó có một cái Tết vẫn có hoa đào đẹp để ngắm và vẫn thấy lòng thanh thản vì đã phóng sinh.

Bài viết của Nguyễn Quang Thiều trên Tuần Việt Nam

Chúc mọi người ăn Tết vui vẻ và hạnh phúc sau khi đọc xong bài này.

Các khẩu hiệu du lịch của các nước

Australia, national tourist board / Tourism Australia
Advertising slogans: Australia. A different light
We can’t wait to say G’day

New Zealand, national tourist board / Tourism New Zealand
Advertising slogan: 100% Pure New Zealand

Vietnam tourism promotion campaign
Slogan: Vietnam. A Destination for the New Millennium

Hong Kong Tourism Board
Slogans: There’s no place like Hong Kong
Hong Kong will take your breath away!

Bangladesh’s tourist authority
Ad slogan: Come to Bangladesh before the tourists

The Philippine Department of Tourism (DOT)
Marketing slogan: Philippines. More than the usual

The Tourism Authority of Thailand (TAT)
Taglines: Thailand. Happiness on Earth.
Amazing Thailand – Experience Variety.
Amazing Thailand – Dreams for all seasons.

Malaysia Tourism Promotion Board / Tourism Malaysia
Advertising slogan: Malaysia. Truly Asia.

Queensland, Australia’s state Tourist Board
Taglines: Where Else But Queensland
Beautiful one day, perfect the next

Manly Sydney Australia
Slogan: Manly. Seven Miles from Sydney, a Thousand Miles from Care…

India, national tourist board
Mottos: Incredible India
India. Eternally Yours

Kerala Tourism, India’s State tourist board
Advertising slogan: Kerala. God’s own country.

Tourism New South Wales, Australia
Ad slogan: There’s no place like it (campaign for Sydney & New South Wales)

The Indonesian Ministry of Culture and Tourism
Advertising slogans: Indonesia. Ultimate in Diversity.
My Indonesia – Just a Smile Away

Singapore Tourism Board
Taglines: Uniquely Singapore.
Live it up in Singapore!
Surprising Singapore

Croatian National Tourist Board
Ad slogan: Croatia. The Mediterranean as it once was

Scottish Tourist Board
Advertising slogan: Live it. Visit Scotland

Lancashire and Blackpool Tourist Board
Advertising slogan: Lancashire. It’s a real pleasure.

The Austrian National Tourist Office Vienna
Slogans: Austria. At last!
Austria. You’ve arrived

Ireland tourist board / Tourism Ireland
Advertising slogans: Ireland. The Island of Memories…
Awaken To A Different World

The Greek Tourism Ministry /Greek National Tourism Organization
Taglines: Live your myth in Greece
A new point of view.
(campaign for Athens, Attica)
Greece. Beyond Words.

Wales Tourist Board
Marketing slogan: Wales. Big Country

Cyprus Tourism Organisation
Slogans: Cyprus. The Island for All Seasons
Cyprus. A whole world on a single island

Spanish Tourist Board
Slogans: Smile! You are in Spain!
Spain Marks
Spain. Everything Under the Sun

Andalucia, regional tourist board
Motto: Andalucia. There’s only one.

Switzerland Tourism, national marketing and sales organization
Motto: Switzerland. Get natural

Luzern tourist board / Luzern Tourismus
Advertising slogan: Luzern. Swiss made.

Latvia Tourist Board
Slogans: Latvia. The Land that Sings.
The Heartland of the Baltic

Andorra Department of Tourism
Marketing slogan: Andorra. The Pyrenean Country.

Iceland Tourist Board
Slogan: Pure. Natural. Unspoiled. Iceland. The Way Life Should Be.

Sicily, regional tourist board, Italy
Advertising slogan: Sicilia. Everything else is in the shade

Estonian tourist board
Marketing slogan: Estonia. Positively Transforming.

South Korea: Korea Be Inspired

Nguồn

Khẩu hiệu du lịch cho Việt Nam là gì? Tôi nghĩ rằng: The vitality that never lasts! hoặc The vitality excites you! hoặc The vitality that renews.

Vậy đi. 😀