Thế giới nợ Campuchia lời xin lỗi

Bên bờ Tonle Sap trước Hoàng Cung ở Phnom Penh, tháng 1-2010.
Bên bờ Tonle Sap trước Hoàng Cung ở Phnom Penh, tháng 1-2010.

Tháng 1-2010. Lần thứ 2 tôi trở lại Campuchia. Lần đầu tiên là cách đây 5 năm. Khi đó, Campuchia thật nghèo khổ, tang thương. Có lẽ khi đó Việt Nam khá hơn một chút.

Tôi đã từng bị sang chấn tâm lý rất nặng nề khi tới thăm nhà tù Toul Sleng, cái gọi là cơ quan an ninh quốc gia của chính quyền Khmer Đỏ, bộ máy giết người kinh khủng nhất. Tình yêu của tôi với rất nhiều điều đã vụn vỡ. Những cái sọ người, những cánh đồng chết.

Sau đó, bất kỳ khi nào có dịp khi đi công tác ở nước ngoài, tôi đều cố gắng đến những nơi tưởng niệm các nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc. Ở các nước tiên tiến hơn, người ta cũng kể lại chuyện kinh hoàng này, nhưng không phải bằng cách giữ lại những sọ người, xếp những mảng xương giữa thanh thiên bạch nhật.

Vì sao lại có những người mang tư tưởng đọc được từ một cuốn sách xuất hiện ở giữa Paris, kinh đô ánh sang của nước Pháp, cái nôi văn minh của nhân loại, mang về nước cái lý thuyết về giai cấp. Cái lý thuyết đó chia rẽ xã hội Campuchia kinh khủng, tàn sát và thanh lọc những thành phần ưu tú và tiến bộ nhất trong xã hội với khát vọng đi đến một đất nước hoàn hảo không tưởng?

Pol Pot đã không hề ân hận về cái chết của 2,7 triệu người dân trong hơn 3 năm chế độ Khmer Đỏ nắm quyền. Đó là ¼ dân số thời đó. Làm sao lại có thể xây dựng lên một xã hội tốt đẹp hơn nếu giết hết đi, hay hạn chế tiếng nói của các trí thức? Ông ta có ý nghĩ ngông cuồng rằng Campuchia chỉ cần 2 triệu dân – những người vô sản nhất – để xây dựng một đất nước mới. Ông ta đặt mốc khi lên nắm quyền là năm số 0, mọi thứ trước đó đều bị xóa bỏ. Một sự khùng điên không thể giải thích nổi. Pol Pot và rất nhiều lãnh đạo khác của Khmer Đỏ đều học ở Pháp về.

Cho đến bây giờ, những thành phần chóp bu của Khmer Đỏ vẫn không nhận tội, ngoại trừ Duch, giám đốc Toul Sleng.

campuchia3
Bên trong Bảo tàng Diệt chủng tại Phnom Penh

Phiên tòa đặc biệt do LHQ hỗ trợ để xét xử các các thủ lĩnh Khmer Đỏ thật chật vật mới được tiến hành. Vì sao? Vì các thế lực đứng đằng sau Khmer Đỏ khi đó? Ngay cả khi tội ác của Khmer Đỏ được phát hiện, thế giới vẫn thừa nhận chính quyền này. Nếu xét xử được Khmer Đỏ thì tại sao không xét xử những thế lực đằng sau hỗ trợ Khmer Đỏ? Thế giới đã ở đâu khi hàng triệu người dân Khmer bị chết oan khi những nhát cuốc bổ vào đầu, chết vì đói, vì những hình thức giết người dã man nhất? Các cường quốc, các nước láng giềng đã làm gì khi đó? Họ đã quay lưng với Campuchia. Đó là điều không còn gì phải bàn cãi. Trong video 15 phút chíêu tại Cánh đồng Chết, cái tên Việt Nam đã không hề được nhắc tới trong “Ngày giải phóng” năm 1979.

Khi Thế chíên 2 chấm dứt, thế giới cho rằng mình đã nợ dân tộc Do Thái một món nợ lớn. Vì vậy, sự ra đời của nhà nước Do Thái Israel là một phần bồi thường cho những đau khổ mà dân tộc này gánh chịu. Sự ra đời đầy tranh cãi này chính là nguyên nhân dẫn tới lò nóng xung đột tại Trung Đông không biết bao giờ mới chấm dứt. Cùng với hàng triệu người dân Do Thái có Tổ quốc, là hàng triệu người Palestine phải tha hương. Nếu xét về sự đau khổ, người dân Khmer cũng đáng được thế giới cúi đầu xin lỗi. Thế giới đã làm gì trước khi chứng kiến một dân tộc rơi vào họa diệt chủng như vậy? Tại sao họa diệt chủng ở Nam Tư, ở châu Phi, ở châu Âu mà diễn ra thì thế giới ngay lập tức đưa những nghi can ra xét xử chứ không phải chờ tới gần 30 năm như ở Campuchia. Đến nay, hầu hết những nghi can Khmer Đỏ đều chết vì già trong các ngôi biệt thự sang trọng ở Phnom Penh. Nói chung, vẫn là sự tranh chấp quyền lợi và ảnh hưởng của những nước lớn trên bàn cờ chính trị. Và cũng đừng ước mơ sự công bằng cho loài người.

Cái cây giết người.
Cái cây này mà biết nói...

Cho đến khi phiên tòa khép lại (chưa biết đến bao giờ), thì thế giới vẫn nợ người Khmer một lời xin lỗi. Sự tồn tại của Toul Sleng, những cánh đồng chết như vết dao cứa vào tâm hồn những người Khmer theo đạo Phật. Phá bỏ những nơi đó ư? Cũng có thể. Khi phiên tòa khép lại, hãy phá hủy những nơi từng ghi dấu tích của Khmer Đỏ sau khi lưu lại bằng hình ảnh, thước phim tư liệu. Hãy khép quá khứ khổ đau đó lại. Cho dù phe nào chiến thắng đi nữa thì xã hội đó cũng đã tan nát rồi. Hãy để những người đang sống được sống mà không phải lúc nào cũng bị ám ảnh bởi sự chết chóc của quá khứ. Sự ngông cuồng của một số cá nhân khi muốn lật nhào những quy chuẩn của xã hội để đạt tới một xã hội trong mơ, mà không hình dung được hậu quả cho đồng loại của mình đã khiến hàng chục triệu người phải trả giá.

Quyền lợi của tổ quốc, của người dân sống trong quốc gia đó phải được đặt lên hàng đầu, chứ không phải bất kỳ điều gì khác.

Đọc thêm

Đọc thêm về Năm số 0


Bài hát rất đẹp/Hãy bên em anh nhé

Life is vulnerable. Cuộc sống thật mong manh. Today I know it. Tôi đã biết điều đó. Có một bài hát rất hay và so beautiful.

Stand By Me

This song says, no matter who you are,
No matter where you go in your life
At some point you’re going to need
Somebody to stand by you.

Oh yeah! Oh my darlin’ Stand by me!
No matter who your are, no matter where you go in life
You gon need somebody, to stand by you.
No matter how much money you got, or the friends you got,
You gon need somebody, to stand by you

When the night has come, and the way is dark,
And that moon is the only light you see.
No I won’t be afraid, no I-I-I won’t be afraid
Just as long as the people come and stand by me.

Darlin’ darlin’ stand by me, Ooo stand by me Oh stand
Stand stand by me C’mon stand by me stand by me

If the sky that we look upon
Well should tumble and fall
And the mountains should crumble to the sea
I won’t cry, I won’t cry, no I won’t she’d a tear
Just as long as you stand, stand by me

Oh darling, darling stand by me, oh stand by me,
Oh please stand, stand by me, stand by me.

Oh darling, darling stand by me, ohh stand by me,
Please stand, stand by me, stand by me.
Ohhh baby, baby… (interlude)

Oh darlin’ darlin’ stand la la nomie
Ooo stand la la nomie, O stand O stand stand
Stand by me c’mon stand by me, stand by me.
Stand la la nomie, oh won’t you stand, la la nomie,
Oh stand la la nomie, stand by me, c’mon stand by me.

When the night has come, and the way is dark
And the moon, is the only light you see
I won’t be afraid, lala nomie, I won’t be afraid
Not as long, not as long as you stand by me.



Linh tinh về … văn hóa

Bài viết của Bùi Bích Liên:

Chiều qua trong lúc chờ bảo dưỡng xe đọc hết một phần cuốn “Văn hóa Việt Nam một cách tiếp cận mới” của bác Phan Ngọc. Tôi nghĩ đây là một cuốn sách hay. Những vấn đề mang tầm tư tưởng được diễn đạt với một thứ ngôn ngữ dung dị và dễ hiểu.

Những chủ đề vô cùng nghiêm túc được nhìn bằng con mắt hài hước. Cách tiếp cận mới mà tác giả nói đến ở đây là có thể sử dụng sức mạnh vô song của văn hóa để phát triển kinh tế.

Chắc mấy ông bạn kinh tế gia của tôi sẽ thấy nhiều điều thú vị từ quan điểm này. Tiếc rằng nhà xuất bản khoa học kỹ thuật đã (vô tình) dịch nhầm tên sách sang tiếng Anh là “Problems of Culture and New Approach”. Hay thật, vì bác Ngọc nói tiếng Pháp và cả quyển sách chẳng thấy cái “thần” của tiếng Anh.

Bác Ngọc (bác ấy thích được gọi thế thay vì giáo sư) cũng tự nhận mình là lữ khách cô đơn trên bước đường này. Bác bảo bác đã cố đi tìm bản sắc văn hóa Việt Nam, nhưng không thành công vì bản thân bác cũng là tập hợp của bao nhiêu “thứ”: tên họ Phan là của người Tàu, dùng đũa (cũng là văn hóa Tàu), thích thưởng thức món gà rô-ti của Pháp, nhưng trong mâm cơm phải có nước mắm mới ngon (cái này thì của Việt Nam), đi làm được bao nhiêu lương đưa về cho vợ quản hết (văn hóa Đông Nam Á), học trường Pháp, suy nghĩ viết sách bằng tiếng Pháp nhưng cuối cùng sách lại được viết ra bằng tiếng Việt v.v.

Đọc và có cảm giác ai đó đang nói hộ mình xem mình là ai (gần giống cảm giác khi đọc Animal Farm mặc dù đây là hai thể loại khác nhau).

Không biết có phải vì ảnh hưởng của quyển sách hay không mà sáng nay thấy rất thích thú quan sát “bằng tai” một đám cưới ở Đền Lừ. Chàng MC rất hoạt ngôn (và chắc là vui tính), micro thì đủ to và rõ trong bán kính khoảng nửa cây số. Màn giới thiệu tân lang, tân nương ra chào hai họ có nhạc nền là loại nhạc thánh ca vẫn hay cử ở nhà thờ châu Âu trong các dịp lễ. Thứ âm thanh đặc trưng gợi nhớ châu Âu này lại được nghe ở một nơi cách đây không lâu đã từng là làng Hoàng Văn Thụ làm cảm giác về không gian của thính giả hơi bị lẫn lộn.

Tiếp đến là mục nâng cốc chúc hạnh phúc, nền nhạc chơi bài gì không nhớ tên, chỉ nhớ câu đầu tiên là “Tonight I celebrate my love for you”. Tự hỏi nếu quan viên hai họ (nhất là các cụ) biết cái câu “when I make love to you” nghĩa là gì thì các cụ sẽ thế nào nhỉ? Trong lúc quan viên hai họ thưởng thức bữa trưa, bộ phận âm thanh tiếp tục chuyển các thể loại nhạc khác nhau, phong phú lắm.

Lúc đầu là mấy bài nhạc trẻ, nghe quen quen, nhưng chịu không nhớ tên, sau đó là “Ly cà phê cao nguyên”, và tiếp đến là… hát chầu văn (bạn tin hay không thì tùy). Tiếp nữa là các tiết mục tự biên tự diễn từ các bạn trẻ dự đám cưới. Tôi nghe thấy “à ơi hoa cải lên trời”, chữ à ơi luyến láy rõ là hay. Rồi sau nữa là một giọng nữ rất hăng say “em ơi có bao nhiêu, 60 năm cuộc đời…”.

Không biết theo lý thuyết của bác Ngọc thì đấy có phải là sự giao lưu văn hóa hay không, nhưng rõ ràng tập hợp các tiết mục âm nhạc ấy đã khiến tôi có cảm hứng viết notes này. Viết xong tự hỏi không biết mình có phải cũng là một cái “lẩu thập cẩm” về văn hóa không nhỉ? Và một “bài học” nho nhỏ nữa là hình thức thể hiện nhiều khi chẳng gắn gì với nội dung cả.

Thế cho nên cũng cần phải thận trọng với … cái tai của chính mình.

Bùi Bích Liên

Kết năm 2009, hướng tới 2010

m3

Vậy là đã bước sang ngày đầu tiên của thập kỷ thứ 2 trong thế kỷ 21. Thời gian trôi qua thật nhanh. Hai năm ở TP.HCM, tôi vẫn đang học cách yêu thành phố này. Thực ra, tôi thấy thành phố khá thú vị. Mọi người ở khắp nơi đều về đây sinh sống, làm ăn, hy vọng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Con người ai cũng có quyền hy vọng và mưu cầu hạnh phúc.

Năm qua tôi đã đến được một số nơi mà mình chưa từng đến. Thời gian ngắn ngủi ở Mỹ thực sự là tuyệt vời. Dù tôi đã ngồi xuống máy oánh bạc nhưng rồi quyết định không oánh vì phát hiện ra rằng việc thắng thua chẳng liên quan gì tới trí thông minh cả. Có lẽ tôi nên thử sự may mắn của mình lần sau.

Tôi cũng đến Israel và Palestine là hai nơi rất tuyệt vời mà tôi nghĩ mình đã rất may mắn được đặt chân tới. Trở lại với biển Địa Trung Hải, đánh cầu trên bãi biển trong ánh hoàng hôn, lang thang một mình ở một thành phố xa lạ, kết bạn với những người xa lạ quả thật là vô cùng thú vị. Tôi lại nghĩ mình rất may mắn. Điều tuyệt vời hơn cả là chuyến đi đã dạy tôi rất nhiều về niềm tin và tôn giáo.

Tại Thành cổ Jerusalem.
Tại Thành cổ Jerusalem.

Tôi cũng đặt chân tới nhiều vùng đất ở Việt Nam mà tôi chưa từng biết đến. Tôi nghĩ Nha Trang rất đẹp. Tôi đã đi lặn biển ở Nha Trang với Nô lệ của mình và đó là một trong những khoảnh khắc đẹp nhất trong năm. Tôi yêu biển nên khi lặn xuống, tôi không động vào những con san hô. Tôi muốn chúng được sống thật yên tĩnh và yên bình. Tôi cảm thấy tội lỗi khi tiếng động của tàu có thể làm chúng sợ hãi. Con người đang lấn chiếm môi trường sống của các loài khác và chúng ta đang phải trả giá.

Tôi cũng học thêm nhiều điều về biến đổi khí hậu, về cách sống thân thiện với môi trường. Lần đầu tiên trong cuộc đời tôi biết tiết kiệm nước là phải như thế nào. Đó là nhờ chuyến đi thăm các nhà máy sản xuất nước của Israel.Nước là tài sản vô giá của con người. Khi chúng ta lãng phí một giọt nước sạch thì có nghĩa ai đó trên trái đất này không có nước sạch để dùng.

Tôi cũng có những người bạn tốt, luôn làm cho tôi vui, luôn khiến tôi cười bò vì những trò đùa quỷ quái. Những người xung quanh khiến tôi luôn tin tưởng rằng họ sẽ tốt với mình, sẽ chăm sóc và bảo vệ mình. Tôi nghĩ đó là niềm hạnh phúc lớn. Mỗi ngày là những niềm vui.

img_2790

Năm vừa qua tôi cũng được làm việc mình yêu thích là làm báo và đi giảng dạy. Tôi cũng một tình cảm để đặt niềm tin và tình cảm này đang dầy theo năm tháng.

Có hai từ mà tôi đã học được trong năm qua. Đó là chia sẻ nhẫn.

Năm 2010, tôi hy vọng tôi sẽ được đi đến nhiều vùng đất mới lạ mà tôi chưa từng biết đến, gặp những con người thú vị, tìm hiểu thêm về văn hóa truyền thống của các dân tộc khác nhau.

Tôi cũng hy vọng sẽ tiếp tục được đi học để mở mang kiến thức còn hạn hẹp của mình.

Tôi cũng sẽ chia sẻ nhiều hơn.

Hy vọng một năm mới tốt đẹp và nhiều tình yêu thương sẽ đến với mọi người.

Ngày 1.1. 2010