Báo chí điều tra: John Pilger: Năm số 0 – 1979

Đọc các phần trước.

Phóng viên của tờ

The Times viết: “Đó là nhiệm vụ của tôi, để mô tả một thứ gì đó vượt ra khỏi sức tưởng tượng của con người”. Đó là cảm giác của tôi ở Campuchia vào mùa hè năm 1979.

Vẻ ma quái của Phnom Penh, những ngôi nhà bị bỏ hoang, những hình bóng liêu xiêu của những đứa trẻ bị mồ côi chỉ còn da bọc xươ

ng, như những bóng ma bé tí, hàng triệu đô la bằng tiền đồng Campuchia được tẩy rửa trên những còn đường hoang vắng vào mùa mưa, mùi chết chóc từ những chiếc giếng đầy xác người và những âm hưởng hàng đêm của sự khốn cùng: đó là điều không thể gột rửa được.


Bài viết sau được trích từ nhiều chươ
ng từ các cuốn sách của tôi, Heroes and Distant Voices (Những ảnh hùng và những tiếng nói từ xa). Bài viết là hơn 20 năm: từ vụ ném bom của Mỹ vào đầu những năm 1970, tới “Year Zero” năm 1975, tới vụ lật đổ Pol Pot năm 1979 và “hòa bình” do Liên hợp quốc bảo trở năm 1992.

Campuchia đã chiếm rất nhiều thời gian của cuộc đời tôi. Ngoài tác phẩm viết, tôi cũng đã làm bốn phim tài liệu, bắt đầu với Year Zero: The silent death of Cambodia (1979), nói về thời kỳ đen tối của Đông Nam Á, mà điều ô nhục của Pol Pot đã được chia sẻ với những chính phủ của “chúng ta”.

Những bản tin của tôi lần đầu tiên xuất hiện trên tờ Daily Mirror vào ngày 12 và 13 tháng 9 năm 1979. Số ra ngày 12-9 hầu hết để dành nói về Campuchia: hàng ngàn từ và 11 trang đăng các bức hình mang tính lịch sử của Eric Piper; một cú đánh lớn của loại báo có trình bày theo khổ báo lá cải (khổ nhỏ). Đó là một trong rất ít số báo của Mirror bán hết sạch. Trong vòng 24 giờ xuất bản, hơn 50 ngàn bảng Anh đã đến các văn phòng của Mirror, một số tiền khổng lồ vào thời đó và hầu hết nó đều là từ các đồng lẻ. Tôi tính ra  nó thừa để trả cho hai chiếc trực thăng chở đầy hàng cứu trợ, nhưng không một hãng bảo hiểm nào sẽ đồng ý bảo hiểm một chuyến bay tới Campuchia.

Một công ty cho thuê máy bay ở Miami với một chiếc Convair một động cơ cũ kỹ đã đồng ý bay, nhưng người chủ lại gọi lại để nói rằng phi công bị đau tim. Hãng hàng không British Midland Airways xem xét việc cho thuê một chiếc Boeing 707 khi một giám đốc gọi cho tôi để báo rằng công ty đã bị Bộ ngoại giao cảnh báo rằng chuyến bay cứu trợ này có thể sẽ đối mặt với sự tiếp đón không thân thiện của quân đội Việt Nam.” Đây là thông tin bị bóp méo: người Việt Nam đang nhờ quốc tế giúp đỡ.

Cuối cùng, một công ty Iceland có tên gọi Cargolux (Bay khắp mọi nơi) có chiếc DC-8. Ngày 28-9, chiếc máy bay chở đầy penicillin, vitamin và sữa cho khoảng 69 ngàn đứa trẻ đã bay từ Luxembourg, tất cả chúng đều do độc giả của Mirror trả, bay đến Campuchia.


Bộ phim tài liệu Year Zero của tôi được phát trên truyền hình ít lâu sau đó. 40 bao thư
đã đến hãng truyền hình Associated

Television (ATV): 26 ngàn lá thư dịch vụ hạng nhất trong 24 giờ đầu tiên. Một triệu bảng Anh đã nhanh chóng được góp lại và, lại một  lần nữa, hầu hết chúng đều đến từ những người thiếu thốn. “Đây là dành cho Campuchia,” một tài xế xe buýt giấu tên viết, kèm với số tiền lương của anh trong một tuần.

Một bà 80 tuổi đã gửi đến tiền lương hưu c ủa bà trong hai tháng. Một người mẹ đơn thân đã gửi đến toàn bộ số tiết kiệm 50 bảng của bà. Người ta chặn tôi lại trên đường để viết séc và cầm đồ chơi và thư đến nhà tôi, các thư thỉnh cầu đã được gửi tới bà Thatcher và các bài thơ thể hiện sự căm phẫn với Pol Pot, Nixon và Kissinger. Chương trình truyền hình dành cho trẻ em của BBC Blue Peter thông báo một chương trình quyên góp giúp đỡ trẻ em ở Campuchia, lần đầu tiên BBC đã có mục này thay vì là quảng cáo. Trong vòng hai tháng, hầu hết trẻ em ở khắp nước Anh đã quyên đủ số tiền đáng ngạc nhiên là 3.500.000 bảng.

Sau khi Year Zero được chiếu khắp thế giới, hơn 45 triệu bảng đã được quyên góp cho Campuchia. Đây là số tiền dành cho thuốc thang, xây dựng lại trường học và bệnh xá cũng như phục hồi lại hệ thống cấp nước. Tôi đã ở Phnom Penh khi nhà máy dệt đầu dệt sản xuất ra loại vải màu sáng được mở cửa hoạt động trở lại; dưới thời Khmer Đỏ, mọi người đều phải mặc màu đen. Bị các bức thư, đi

ện tín, điện thoại và thỉnh cầu ép, chính phủ Anh trở thành chính phủ phương Tây đầu tiên “không thừa nhận” chính quyền Pol Pot mặc dù họ vẫn bầu cho người của Pol Pol tại Liên Hợp quốc, (mà cuối cùng người này được tị nạn tại Mỹ, nơi ông ta hiện sống với chế độ hưu sang trọng).

Đối với nhiều người họ cũng khó chịu như các hình ảnh kinh khủng trong Year Zero khi được biết là, vì các lý do địa chính trị của chiến tranh lạnh, các chính phủ Anh và Mỹ chỉ gửi các hàng cứu trợ cho những người tị Campuchia ở Thái Lan trong khi từ chối gửi tới đa số những người ở ngay Campuchia. 11 tháng sau khi lật đổ Pol Pot, toàn bộ hàng cứu trợ của châu Âu được gửi thông qua Hội chữ thập đỏ và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc lên tới 1.300 tấn thực phẩm: chẳng có hiệu quả gì (effectively nothing).


n nữa, cả hai chính phủ đã bí mật tham gia với thế lực hỗ trợ chính của Campuchia, Trung Quốc, bằng việc trừng phạt cả người Campuchia và những người người Việt Nam đã giải phóng nước này. Một lệnh cấm vận, phong tỏa kinh tế đã khiến Iraq suy sụp xơ xác vào những năm 1990, được áp đặt cả lên hai đất nước, nơi mà hai chính phủ này tuyên bố là các kẻ thù của chiến tranh lạnh. Hai bộ phim sau đó của tôi, Year One và Year Ten, đã hé mở rằng chính quyền của Reagan đã bí mật dựng Khmer Đỏ dậy để trở thành lực lượng quận sự và chính trị   lưu vong ở Thái Lan, sẽ được sử dụng như một vũ khí chống lại Việt Nam, và các quân SAS của Anh đang đào tạo họ ở các căn cứ dọc biên giới. “Anh phải hiểu,” Margaret Thatcher đã nói: “Có những người Khmer Đỏ cũng biết điều.”

Đọc các phần trước


Còn nữa.

@Bản dịch: Khổng Loan

Comments