Chuyện Lý Thường Kiệt và nàng Thuận Khanh

Có ba chuyện mà Giám đốc sản xuất Huỳnh Anh Tuấn, nghệ sỹ Thành Lộc và ê kíp thực hiện vở kịch hát Ngàn năm tình sử có thể tự hào:


  1. Khán giả đã ngồi đến tận phút cuối của vở diễn, vỗ tay cho đến khi diễn viên cuối cùng rời khỏi sân khấu. Đây là điều không thường thấy ở các sân khấu tại VN, dù ở nước ngoài, đây là việc rất bình thường.
  2. Các khán giả đã nói chuyện với nhau về Lý Thường Kiệt khi vở kịch kết thúc. Có những tiếng của các bạn trẻ nói, họ sẽ về “google” xem ông là ai, Lý Đạo Thành có công, có trạng thế nào, hay vai trò của Nguyên phi Ỷ Lan trong lịch sử…
  3. Và có người nói rằng: “Liệu mình có nên đi xem lần nữa không ta?”. Ý nói rằng, một lần, với họ cũng chưa đủ. Họ muốn đi xem thêm.

Có lẽ hơn ai hết, ê kíp thực hiện vở kịch hát này hiểu rằng họ đã vượt qua được thách thức trước một khoảng thời gian của lịch sử Đại Việt, với rất nhiều biến cố. Từ trước tới nay, các nhân vật lịch sử của VN từ trước tới nay đều đóng khung trong một khuôn, ai ác thì thật ác, ai tốt thì thật tốt. Họ không phải là con người, mà có cảm giác họ là cái máy, là tiên, là thánh, hay là ác thú. Vì vậy, cái nhìn của con người thời hiện đại đối với các nhân vật lịch sử cũng trở nên xơ cứng, khó gần.

Nhưng dưới ngòi bút của tác giả kịch bản, nhà văn Nguyễn Quang Lập và cách xử lý dàn dựng sân khấu của Thành Lộc, lịch sử trở nên dễ hiểu hơn, dù có thể dưới góc độ khác. Con người của những năm đầu thế kỷ 11 trở nên gần hơn. Có nhiều tranh cãi trong cách xử lý mang tính sáng tác, phóng tác các hình tượng, diễn biến trên sân khấu, nhưng cái cách mà ê kíp Idecaf mạnh dạn, và thậm chí là quyết liệt thay đổi cách làm về lịch là điều đáng ghi nhận.


Xuyên suốt vở kịch là tiếng sáo da diết của Lý Thường Kiệt, báo hiệu một tình yêu mãnh liệt những đầy bất hạnh. Với Thành Lộc, anh luôn biết đẩy mọi thứ lên đỉnh điểm của nó. Hài thì cười nghiêng ngả, bi thì đến tột cùng. Điểm khá hơn của vở kịch này so với các vở kịch khác của Idecaf là các diễn viên đã tiết chế để tạo ra hình tượng các nhân vật vừa vặn.

Một Lý Thường Kiệt của Thành Lộc trẻ trung, uy nghi, rồi lại đau đáu suy tư vì vận nước, rồi lại lụy tình đến nghẹn ngào. Các sắc thái của Hữu Châu cho thấy “nội công thâm hậu” của anh với các vai diễn khó. Dù có những lúc Hoàng Trinh tưởng chừng như hụt hơi với vai diễn quá khó là hoàng hậu Thượng Dương, cũng phải thừa nhận rằng đây là vai diễn dành cho cô. Một chút đáng tiếc với Thanh Thủy, không phải là tài nghệ của cô không tròn trịa trong vở kịch này, mà ngoại hình đã không ủng hộ cô trong vai diễn Thuận Khanh khi còn trẻ. Dù sao, tài biến hóa của cô cũng là điều rất đáng khâm phục.

Nói Ngàn năm tình sử là một vở kịch đẹp cũng không phải quá lời. Khi đưa ra nhà hát Bến Thành, Idecaf đã có lựa chọn tốt nhất có thể để cùng với khán giả có những giây phút thực sự thăng hoa trong nghệ thuật. Phục trang, ánh sáng, âm thanh đều được trau chuốt. Âm nhạc của Đức Trí có lẽ là một trong những điều gây tranh cãi. Nhưng với các khán giả trẻ ở Sài Gòn bây giờ, họ dễ tiếp nhận hơn, và không quá khó tính với những phá cách của nghệ thuật.



Có vài điều đáng tiếc ở vở kịch hát:

  1. Giá như Thanh Thủy bớt đi vài kg. Đài từ của cô có vẻ như không thực sự hợp với vai này. Nhưng kỹ nghệ diễn xuất thì vẫn là mức công phu.
  2. Thiết kế sân khấu có thể thật hơn nữa, vẫn có quá nhiều ước lệ.
  3. Lê Khánh có vóc dáng hợp với nhân vật, nhưng cô diễn vẫn còn nông.

Nhưng dù sao, những cố gắng của ê kíp là điều đáng trân trọng. Họ thực sự muốn thoát khỏi cái khung gò bó để đem lại cho khán giả một món ăn tinh thần mới, và hiệu quả của nó là tích cực. Nói chung, đây là một trong những vở kịch công phu và đáng xem nhất của Idecaf.

Báo chí điều tra: John Pilger: Năm số 0 – 1979

Đọc các phần trước.

Phóng viên của tờ

The Times viết: “Đó là nhiệm vụ của tôi, để mô tả một thứ gì đó vượt ra khỏi sức tưởng tượng của con người”. Đó là cảm giác của tôi ở Campuchia vào mùa hè năm 1979.

Vẻ ma quái của Phnom Penh, những ngôi nhà bị bỏ hoang, những hình bóng liêu xiêu của những đứa trẻ bị mồ côi chỉ còn da bọc xươ

ng, như những bóng ma bé tí, hàng triệu đô la bằng tiền đồng Campuchia được tẩy rửa trên những còn đường hoang vắng vào mùa mưa, mùi chết chóc từ những chiếc giếng đầy xác người và những âm hưởng hàng đêm của sự khốn cùng: đó là điều không thể gột rửa được.


Bài viết sau được trích từ nhiều chươ
ng từ các cuốn sách của tôi, Heroes and Distant Voices (Những ảnh hùng và những tiếng nói từ xa). Bài viết là hơn 20 năm: từ vụ ném bom của Mỹ vào đầu những năm 1970, tới “Year Zero” năm 1975, tới vụ lật đổ Pol Pot năm 1979 và “hòa bình” do Liên hợp quốc bảo trở năm 1992.

Campuchia đã chiếm rất nhiều thời gian của cuộc đời tôi. Ngoài tác phẩm viết, tôi cũng đã làm bốn phim tài liệu, bắt đầu với Year Zero: The silent death of Cambodia (1979), nói về thời kỳ đen tối của Đông Nam Á, mà điều ô nhục của Pol Pot đã được chia sẻ với những chính phủ của “chúng ta”.

Những bản tin của tôi lần đầu tiên xuất hiện trên tờ Daily Mirror vào ngày 12 và 13 tháng 9 năm 1979. Số ra ngày 12-9 hầu hết để dành nói về Campuchia: hàng ngàn từ và 11 trang đăng các bức hình mang tính lịch sử của Eric Piper; một cú đánh lớn của loại báo có trình bày theo khổ báo lá cải (khổ nhỏ). Đó là một trong rất ít số báo của Mirror bán hết sạch. Trong vòng 24 giờ xuất bản, hơn 50 ngàn bảng Anh đã đến các văn phòng của Mirror, một số tiền khổng lồ vào thời đó và hầu hết nó đều là từ các đồng lẻ. Tôi tính ra  nó thừa để trả cho hai chiếc trực thăng chở đầy hàng cứu trợ, nhưng không một hãng bảo hiểm nào sẽ đồng ý bảo hiểm một chuyến bay tới Campuchia.

Một công ty cho thuê máy bay ở Miami với một chiếc Convair một động cơ cũ kỹ đã đồng ý bay, nhưng người chủ lại gọi lại để nói rằng phi công bị đau tim. Hãng hàng không British Midland Airways xem xét việc cho thuê một chiếc Boeing 707 khi một giám đốc gọi cho tôi để báo rằng công ty đã bị Bộ ngoại giao cảnh báo rằng chuyến bay cứu trợ này có thể sẽ đối mặt với sự tiếp đón không thân thiện của quân đội Việt Nam.” Đây là thông tin bị bóp méo: người Việt Nam đang nhờ quốc tế giúp đỡ.

Cuối cùng, một công ty Iceland có tên gọi Cargolux (Bay khắp mọi nơi) có chiếc DC-8. Ngày 28-9, chiếc máy bay chở đầy penicillin, vitamin và sữa cho khoảng 69 ngàn đứa trẻ đã bay từ Luxembourg, tất cả chúng đều do độc giả của Mirror trả, bay đến Campuchia.


Bộ phim tài liệu Year Zero của tôi được phát trên truyền hình ít lâu sau đó. 40 bao thư
đã đến hãng truyền hình Associated

Television (ATV): 26 ngàn lá thư dịch vụ hạng nhất trong 24 giờ đầu tiên. Một triệu bảng Anh đã nhanh chóng được góp lại và, lại một  lần nữa, hầu hết chúng đều đến từ những người thiếu thốn. “Đây là dành cho Campuchia,” một tài xế xe buýt giấu tên viết, kèm với số tiền lương của anh trong một tuần.

Một bà 80 tuổi đã gửi đến tiền lương hưu c ủa bà trong hai tháng. Một người mẹ đơn thân đã gửi đến toàn bộ số tiết kiệm 50 bảng của bà. Người ta chặn tôi lại trên đường để viết séc và cầm đồ chơi và thư đến nhà tôi, các thư thỉnh cầu đã được gửi tới bà Thatcher và các bài thơ thể hiện sự căm phẫn với Pol Pot, Nixon và Kissinger. Chương trình truyền hình dành cho trẻ em của BBC Blue Peter thông báo một chương trình quyên góp giúp đỡ trẻ em ở Campuchia, lần đầu tiên BBC đã có mục này thay vì là quảng cáo. Trong vòng hai tháng, hầu hết trẻ em ở khắp nước Anh đã quyên đủ số tiền đáng ngạc nhiên là 3.500.000 bảng.

Sau khi Year Zero được chiếu khắp thế giới, hơn 45 triệu bảng đã được quyên góp cho Campuchia. Đây là số tiền dành cho thuốc thang, xây dựng lại trường học và bệnh xá cũng như phục hồi lại hệ thống cấp nước. Tôi đã ở Phnom Penh khi nhà máy dệt đầu dệt sản xuất ra loại vải màu sáng được mở cửa hoạt động trở lại; dưới thời Khmer Đỏ, mọi người đều phải mặc màu đen. Bị các bức thư, đi

ện tín, điện thoại và thỉnh cầu ép, chính phủ Anh trở thành chính phủ phương Tây đầu tiên “không thừa nhận” chính quyền Pol Pot mặc dù họ vẫn bầu cho người của Pol Pol tại Liên Hợp quốc, (mà cuối cùng người này được tị nạn tại Mỹ, nơi ông ta hiện sống với chế độ hưu sang trọng).

Đối với nhiều người họ cũng khó chịu như các hình ảnh kinh khủng trong Year Zero khi được biết là, vì các lý do địa chính trị của chiến tranh lạnh, các chính phủ Anh và Mỹ chỉ gửi các hàng cứu trợ cho những người tị Campuchia ở Thái Lan trong khi từ chối gửi tới đa số những người ở ngay Campuchia. 11 tháng sau khi lật đổ Pol Pot, toàn bộ hàng cứu trợ của châu Âu được gửi thông qua Hội chữ thập đỏ và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc lên tới 1.300 tấn thực phẩm: chẳng có hiệu quả gì (effectively nothing).


n nữa, cả hai chính phủ đã bí mật tham gia với thế lực hỗ trợ chính của Campuchia, Trung Quốc, bằng việc trừng phạt cả người Campuchia và những người người Việt Nam đã giải phóng nước này. Một lệnh cấm vận, phong tỏa kinh tế đã khiến Iraq suy sụp xơ xác vào những năm 1990, được áp đặt cả lên hai đất nước, nơi mà hai chính phủ này tuyên bố là các kẻ thù của chiến tranh lạnh. Hai bộ phim sau đó của tôi, Year One và Year Ten, đã hé mở rằng chính quyền của Reagan đã bí mật dựng Khmer Đỏ dậy để trở thành lực lượng quận sự và chính trị   lưu vong ở Thái Lan, sẽ được sử dụng như một vũ khí chống lại Việt Nam, và các quân SAS của Anh đang đào tạo họ ở các căn cứ dọc biên giới. “Anh phải hiểu,” Margaret Thatcher đã nói: “Có những người Khmer Đỏ cũng biết điều.”

Đọc các phần trước


Còn nữa.

@Bản dịch: Khổng Loan

10 lời khuyên để phóng viên xây dựng hình ảnh

Nói vậy thôi, chứ làm sao mà khuyên được (:D). Chỉ là cách thử xem chúng ta đã xây dựng được thương hiệu cho mình, hay sản phẩm của mình chưa. Trả lời có hoặc không với những câu sau nào:

  1. Những người trong lĩnh vực bạn làm việc nên biết bạn là ai.
  2. Ai đó google tên bạn và họ có thể biết bạn là ai qua vài trang kết quả
  3. Những gì bạn thể hiện trên online cho thấy bạn là phóng viên nghiêm túc và có đạo đức nghề nghiệp
  4. Ví dụ của những tác phẩm báo chí mà bạn tâm đắc có thể được link trên CV online của bạn.
  5. Kinh nghiệm nghề nghiệp thức tế của bạn rất dễ tìm, xác nhận, rõ ràng, sòng phẳng. Ví dụ, bạn là thực tập, thì nói là thực tập, là phóng viên, thì nói là phóng viên, phóng viên tự do thì nói là phóng viên tự do…Không thể giấu gì trong thời buổi này…
  6. Nếu bạn có trang riêng, đảm bảo là trang của bạn dễ đọc trên các giao diện điện thoại.
  7. Nếu CV của bạn online, hãy để nó dạng PDF; Word không phải là lựa chọn tốt cho online.
  8. Nếu ai đó muốn thuê bạn làm việc, hãy chắc chắn là thông tin cá nhân của bạn được tìm thấy rất dễ dàng. Đừng để họ tìm kiếm loạn lên mới thấy bạn. Nếu bạn có email, hãy cố gắng kiểm tra hàng ngày.
  9. Bạn cần xuất hiện, được nhìn thấy. Mọi người thấy bạn ở các comment, các blast…
  10. Mọi người online có thể link tới thông tin về bạn. Thương hiệu nằm một phần ở việc bao nhiêu người sẽ nhận ra tên bạn, ra bạn…

Joe Grimm từng nói: “Bạn trở thành một thương hiệu bằng cách: Cá tính…Độc đáo…Có giá trị…Kiên định…” và bằng cách Chia sẻ – công việc, kiến thức, suy nghĩ…của mình.

Mindy McAdams thì viết cái này: Hoặc là biết cách xây dựng hình ảnh cho mình, hoặc là thất bại…Đọc ở đây.

Đọc thêm cái này cũng thú vị

(Dịch từ Mindy McAdams webpage)

Váy phụ nữ

skirt1Có những điều sung sướng thật dễ bỏ qua, vì mình coi nó là bình thường. Mặc váy là một ví dụ.

Sinh ra là phụ nữ ở một đất nước mà bạn có thể mặc quần soóc ra đường mà không có người cầm roi đuổi theo đánh hay ném đá là niềm sung sướng. Ở Sudan người ta vừa cho ra tòa một bà dám mặc quần jeans. Bà này làm cho LHQ nên được miễn trừ trừng phạt. Mà bà í không cần, bảo cho ra tòa đê, xem ai thắng ai thua. Chính quyền sợ rúm, vì cả thế giới nhìn vào.

Lại là niềm sung sướng nữa khi không ai ném đá đến chết những người phụ nữ (bị cho là) ngoại tình.

Sung sướng khi sinh ra ở một xã hội mà không luật pháp nào ngăn cấm phụ nữ có quyền tự do làm những gì họ thích. Nếu quá đà, họ chỉ bị xã hội có dư luận, nhưng luật pháp không trừng phạt họ. Họ có quyền tự do như người đàn ông.

Họ bị hạn chế quyền tự do vì “theo truyền thống” nó vậy. Nhưng “truyền thống” đang trở nên vô cùng mong manh trước sự toàn cầu hóa nhanh chóng của thế giới.

Trái đất nhỏ hẹp nhanh đến mức chúng ta không còn nhận ra nữa. Thử hỏi một khách sạn như Hilton ở Hà Nội thì khác gì so với Hilton ở New York? Không có gì khác. Mọi thứ y như từ một khuôn mà ra.

Cứ nhìn và sự tự do của phụ nữ ở một quốc gia để đánh giá sự tự do, văn minh hay phát triển của một quốc gia đó. Nếu ở quốc gia đó mà không có luật cấm đoán người phụ nữ làm gì, mà chỉ có người phụ nữ đó có dám làm hay không, thì quốc gia đó có quyền hy vọng vào tương lai. Quốc gia đó đã đi một bước rất dài trong hành trình tiến bộ của con người.

Phụ nữ từng là đồ chơi của đàn ông. Ở nhiều phần của thế giới, họ là biểu tượng của sự níu giữ quyền lực của nhiều chế độ, là biểu tượng của sự kiểm soát mà đàn ông muốn áp đặt lên xã hội. Tất cả vấn đề đều ở phụ nữ mà ra. Nếu đàn ông không nghĩ đến việc áp đặt những gì họ muốn lên phụ nữ, biết đâu, họ lại sung sướng hơn nhiều.

Nếu bạn được tự do mặc váy, ngắn thế nào cũng được thì hãy nhớ, bạn rất may mắn khi được làm như vậy. Chúng ta đã may mắn không phải đấu tranh vì cái váy.

Lại nhớ trong một chuyến công tác tại một tỉnh ở một quốc gia Đông Nam Á trong một tuần, tôi đã nghĩ đàn ông VN thật vô cùng sung sướng khi họ được thoải mái nhìn ngắm các bà các mẹ trong những bộ quần áo quá sexy, tay trần, gáy trần, chân trần…rất đẹp. Khi trong một tuần tôi không thấy phụ nữ nào hở một cái gì trên cơ thể ra, ngoài khuôn mặt, tôi đã nghĩ, cách trừng phạt đàn ông VN tốt nhất là đem họ đến cái tỉnh này trong một tháng. Họ sẽ đau khổ lắm lắm. Thiếu đi sự tươi mát, thiếu đi sự tự do thì còn gì đau khổ bằng. Hí hí.

Vì vậy, chuyện váy, không chỉ là hạnh phúc của phụ nữ, mà còn cả của đàn ông. Cố mà giữ lấy cái váy. Cái váy là sự tự do. Nếu có thể mặc váy thì hãy mặc, vì biết bao người muốn mà không được.