Văn minh

Tôi không lãng mạn để làm ra câu thơ: “Công viên là chỗ vui chơi. Xả rác phóng uế người ơi xin đừng” treo trên cái băng rôn màu đỏ căng ngay trước cổng một công viên trung tâm quận 1 nhằm cổ vũ cho phong trào xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Tôi nhìn văn minh, hơi thô.
Trước hết, là thói quen rửa tay xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Và thói quen có bánh xà phòng rửa tay trong nhà vệ sinh ở mỗi gia đình, mỗi cửa hàng ăn. Ở đất Sài Gòn, tìm được một quán hàng ăn có bánh xà phòng để rửa tay đã là…mừng húm, cho thêm điểm ngay cho nhà hàng.
Chuyện nhà hàng đã vậy. Ở sân bay, nhà vệ sinh ở bên ngoài không có xà phòng rửa tay. Hỏi nhân viên thì được trả lời: “Không cần, đây là nhà vệ sinh công cộng”. Thế có chết con nhà người ta không cơ chứ!
Bởi vậy, mình vẫn thắc mắc là sao ở nơi có hơn 90% dân số biết đọc biết viết, mà vẫn còn dịch tả vào thế kỷ 20. Họ được học, được dạy những gì mà vẫn còn ăn sống ăn sít, sinh hoạt mất vệ sinh để cái thứ dịch bệnh mà thế giới đã tiêu diệt được từ lâu viếng thăm họ.
Kế đến là chuyện xếp hàng. Xếp hàng khiến mọi thứ trở thành ngăn nắp. Đông người thành ít người. Trong một nơi cần xếp hàng, ở các nước khác họ sẽ giăng dây thành con đường nhỏ ngoằn nghèo để
thật nhiều người có thể xếp hàng được trước khi đến điểm chính. Ở VN, mình chưa thấy cái này bao giờ. Tất cả chỉ là chen lấn xô đẩy. Bởi vậy, mới thắc mắc các ông cốp thường xuyên đi nước ngoài với lý do”học tập”, “quan sát” đó đã quan sát, học tập những gì.
Chỉ mơ một ngày nọ, ngủ, tỉnh dậy, thấy mọi người cùng xếp hàng trật tự. Dù sao, cũng khiến nhiều người nhớ lại cơn ác mộng xếp hàng thời bao cấp. Nhưng có lẽ, có vẫn hơn không, nếu dịch vụ giải quyết nhanh.
Tiếp theo là việc trên bãi tắm. Điều vô cùng bình thường là khi đi tắm biển, người ta mặc đồ bơi, một mảnh hay hai mảnh với nữ giới, nam giới mặc quần bơi (híc). Nhưng ra đến biến, vẫn thấy các cô, các cậu nam thanh nữ tú kéo nhau xuống tắm biển với nguyên bộ quần áo mặc trên người như các cô các cậu khi đi học, đi làm, đi chơi. Vậy thì làm sao họ có thể thưởng thức trọn vẹn biển khơi được? Họ ngại ngùng vì văn hóa Á đông phải kín đáo? Có lẽ đây cũng là một excuse cho một thói quen đi ngược lại với sự phát triển.
Bên cạnh đó, các cậu choai choai có, thanh niên có, ông già có…cứ như muốn “lồi con mắt” ra khi thấy các cô gái mặc đồ tắm. Họ bình phẩm thô thiển, nhìn chòng chọc…Bởi vậy, có người nói với tôi rằng, bãi biển ở VN đẹp lắm, sạch lắm, nhưng không văn minh. Con người mới tạo nên cái giá trị thật sự của cái thiên nhiên tươi đẹp, mới là cái
hồn của thiên nhiên đó. Người ngoại quốc chọn lựa đi các bãi biển ở các nước khác, một phần vì họ thực sự cảm thấy thoải mái, tự do, thư giãn thật sự khi nghỉ ngơi ở những bãi biển đó – nơi không có những cô cậu mặc quần bò xuống tắm biển. và những cái nhìn như muốn lột trần người ta ra.
Văn minh có những tiêu chuẩn nhất định. Văn hóa lại là thứ rất vô hình. Có người có bằng khen là gia đình văn hóa nhưng lại không hề có hành động văn minh chút nào. (Còn nữa)
16.06.2008 15:55

Comments