Làm bằng tay

/* Style Definitions */

table.MsoNormalTable

{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;

mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}
–> Một buổi tối, hai chị em ăn tối rồi ngồi uống trà, ăn kẹo fudge. Fudge là một loại kẹo mềm của Anh, ăn khi uống trà rất hợp. Mình nhìn vào hộp kẹo và thấy chữ ‘hand-made’, tức là làm bằng tay.
Ở xứ này, những thứ gì mà bên ngoài ghi chữ làm bằng tay thì thường đắt hơn những đồ làm bằng máy hay sản xuất hàng loạt bình thường khác.
Ở các nước đang phát triển, việc người ta chế biến đồ đạc bằng tay, chứ không phải bằng máy bị coi là sự lạc hậu và kém phát triển thì ở các nước phát triển, những đồ làm bằng tay được coi là biểu tượng của sự giàu có và sang trọng, vì giá trị của nó luôn đắt hơn những
gì làm bằng máy. Nói thế không có nghĩa là cái kẹo mà hai chị em tôi ăn thể hiện chúng tôi giàu và sang trọng đâu nhé. Ặc ặc.

Em nói rằng, ở những nước giàu có, khi trình độ sản xuất đã rất phát triển, người ta sản xuất hàng loạt và thừa mứa hàng hóa để cung cấp cho người tiêu dùng. Họ bắt đầu nghĩ đến việc bảo vệ những người sản xuất địa phương, bảo vệ các ngành hàng truyền thống để giữ gìn những tính chất độc đáo của từng vùng miền. Nói là làm bằng tay nhưng những đồ đạc hay thực phẩm đấy đều đạt tiêu chuẩn và thẩm mỹ cao nên đắt hơn đồ làm bằng máy vì tốn nhiều giờ lao động.
Trong khi đó, ở các nước đang phát triển, còn nghèo thì làm bằng tay đôi khi không được coi trọng và hay bị trả giá rẻ mạt.
Giá mà người dân ở các nước đang phát triển hiểu được niềm hạnh phúc của họ khi họ được sử dụng hay tiêu thụ một thứ gì đó làm bằng tay với giá rất rẻ.
Riêng mình, những đồ làm bằng tay mang dấu ấn từng các nhân luôn tạo cảm giác đặc biệt. Vì nó riêng và không lặp lại.
Hiện nay, các nước phát triển quay lại với những đồ làm bằng tay, ăn đồ nuôi trồng không sử dụng các chất bảo quản hay phụ gia (organic). Người dân ở đây cũng sẵn sàng trả khoản tiền cao hơn rất nhiều để ăn những đồ được chế biến không làm hại tới môi trường hay động vật và trở thành những người tiêu dùng có đạo đức bằng việc mua các đồ đạc có dán chữ ‘fair trade’ – thương mại bình đẳng.

Điều này có nghĩa là đồ đạc đó được làm với lời đảm bảo rằng những nhân công mà họ thuê làm ở các nước đang phát triển được trả một khoản thù lao xứng đáng và được quan tâm hợp lý.
Trong khi đó, các nước đang phát triển phải vật lộn với từng miếng cơm, manh áo hàng ngày thì chuyện lo xem là đồ đạc có hợp với tiêu chuẩn đạo đức không thật là phù phiếm. Thậm chí, đôi khi người dân cũng coi nhẹ việc xem đồ ăn sạch hay không, có những chất phụ gia
gì, có lượng muối bao nhiêu, lượng đường bao nhiêu, có phù hợp với sức khỏe của họ hay không nếu họ bị dị ứng với một loại chất nào đấy. Đơn giản vì không phải ai cũng hiểu đúng chuyện này và cho rằng nó quan trọng.
Trên bao bì của các sản phẩm ở các nước phát triển, thường thường
sẽ có dòng chữ ‘Chúng tôi đảm bảo sự hài lòng hoàn toàn của quý khách hàng. Vì vậy, nếu vì bất kỳ lý do nào đó khiến khách hàng không hài lòng, xin hãy đem sản phẩm trả lại nơi mua. Chúng tôi sẽ trả lại tiền cho quý vị mà không thắc mắc bất kỳ điều gì.’ Thế mới biết một khoảng cách quá xa vời.
P.S: Đang đói nên viết cái entry về ăn. Híc. Ối giời ôi đói quá.

Viết ngày 09.09.2007 01:16

free hit counter


web counter

Comments