Tell me no lie / Dachau (tiếp theo)

Đây là phần tiếp theo của tác phẩm điều tra Dachau. Đọc phần 1 ở đây. Phần giới thiệu ở đây

Họ bị áp xe, cùng với đó là sốt và đau đớn khủng khiếp. Vị bác sỹ Ba Lan biết rằng hơn 100 ca được xử lý theo cách này; có thể còn có nhiều hơ

n. Ông có tài liệu ghi lại 31 ca chết người, nhưng thường phải mất từ 2 đến 3 tháng trong đau đớn cùng cực trước khi bệnh nhân chết, và tất cả họ đều chết sau vài ca phẫu thuật được tiến hành trong vài ngày cuối cùng của cuộc đời họ.

Các ca phẫu thuật là các thí nghiệm chuyên sâu hơn, xem một người đang chết có thể được cứu sống không; nhưng câu trả lời thường là không thể. Một số người tù phục hồi sức khỏe hoàn toàn, vì họ được điều trị bằng những loại thuốc đã được phát hiện và được chứng minh là có hiệu quả, nhưng có những người mà hiện đang lượn lờ quanh trại với khả năng cố gắng nhất họ có thể, để què quặt sống tiếp.

Và rồi vì tôi không thể nghe tiếp câu chuyện, hướng dẫn viên của tôi, một người theo đảng Xã hội Đức bị tù ở Dachau trong 10,5 năm đưa tôi qua khu nhà tù. Ở Dachau, nếu bạn muốn nghỉ ngơ ột nỗi khiếp đảm, bạn sẽ đi và đến một nỗi khiếp đảm khác. Nhà tù là một khu nhà sạch sẽ, dài với những xà lim màu trắng nhỏ bên trong.

Ở đây giam những người tù gọi là NN. NN là viết tắt của Nacht und Nebel, tức là đêm và sương mù. Dịch sang khái niệm bớt lãng mạn hơn, có nghĩa là những người tù bị giam trong đây không bao giờ thấy người, không bao giờ được phép nói chuyện với ai khác, không bao giờ được đưa ra ánh sáng mặt trời và hít thở không khí ngoài trời.

Họ sống trong khu biệt giam, chỉ có nước soup và một lát bánh mỳ là khẩu phần ăn. Dĩ nhiên có nguy cơ phát điên. Nhưng người ta không biết được điều gì sẽ xảy ra với họ sau nhiều năm im lặng. Và vào thứ sáu, trước ngày chủ nhật, khi những người Mỹ vào đến Dachau, 8.000 con người đã bị SS chuyển đi trong chuyến đi chết người đó.

Trong số đó là những người tù từ những xà lim biệt giam này. Kể từ đó, không ai còn nghe thấy tung tích gì về những người này. Bây giờ, trong tòa nhà sạch, trống rỗng đó, một người phụ nữ một mình trong xà lim, rít lên một tiếng dài, với một giọng điệu khủng khiếp, rồi lại im lặng một lúc, rồi lại rít lên. Bà ta đã phát điên trong những ngày cuối cùng, chúng tôi đã đến quá trễ.

Ở Dachau, nếu một người tù được tìm thấy với một đầu thuốc lá trong túi, anh ta sẽ bị trừng phạt 25-50 cú roi da. Nếu anh ta không đứng nghiêm, bỏ mũ, cách một người lính SS 6 feet (10m) khi người lính này vô tình đi qua, anh ta sẽ bị trói tay đằng sau, cứ thế bị treo vào tường trên một cái móc trong một giờ. Nếu anh ta làm bất kỳ điều gì khiến những người coi tù không hài lòng, anh ta sẽ bị giam vào cái hộp. Cái hộp có kích cỡ như buồng điện thoại. Nó được dựng lên theo kiểu nếu ở trong đó một mình, người tù sẽ không thể ngồi, không thể quỳ, và dĩ nhiên không thể nằm. Thường thì người ta sẽ cho bốn người tù vào đó. Họ sẽ phải đứng trong ba ngày đêm, không thực phẩm, nước uống, và bất kỳ một loại hình vệ sinh nào. Sau đó họ sẽ phải lao động 16 giờ/ngày và ăn soup và một lát bánh mỳ như xi măng mềm.

Họ chết chủ yếu vì đói; chết đói đơn giản như thói quen. Một người làm việc với thời gian khó tin như vậy, lại ăn khẩu phần như vậy, và sống với điều kiện chật chội đến khó tin như vậy, thân thể sẽ trở nên như những chiếc bao không có không khí, mỗi sáng thức dậy yếu hơn, và chờ đợi cái chết đến dần. Không biết bao nhiêu người đã chết trong cái trại này trong 20 năm nó tồn tại, nhưng ít nhất 45 ngàn người được biết đã chết trong ba năm qua. Cuối tháng hai và ba vừa qua, 2.000 người đã bị giết trong một phòng khí hơi, vì, mặc dù họ quá yếu để làm việc, họ không có ơn trên để chết, vì vậy, họ phải chết theo cách này, cách được sắp xếp.

Phòng khí hơi là một phần của lò thiêu. Lò thiêu là một tòa nhà bằng gạch bên ngoài tổ hợp trại giam, gần một rừng cây thông. Một thầy tu Ba Lan đã đi cùng chúng tôi, và khi chúng tôi đến đấy, ông nói, “Tôi bắt đầu chết hai lần vì đói, nhưng tôi đã rất may mắn. Tôi có việc làm là một thợ nề khi chúng tôi xây cái lò thiêu này, vì vậy, tôi có được thêm một ít thực phẩm, vì vậy tôi đã không chết,.” Rồi ông nói, “Cô đã xem tu viện của chúng tôi chưa?”. Tôi nói tôi chưa, và hướng dẫn viên của tôi nói rằng tôi không thể; nó nằm trong khu vực mà 2.000 ca sốt phát ban bị cách ly. “Tiếc quá,” thầy tu nói, “Cuối cùng chúng tôi cũng có được tu viện của mình và chủ nhật hàng tuần, chúng tôi tổ chức cầu nguyện. Có những bức tranh tường rất đẹp. Người đàn ông sơn chúng đã chết vì đói cách đây hai tháng.”

Bây gi tôi đã đến lò thiêu. “Cô sẽ bịt mũi bằng khăn mùi xoa,” hướng dẫn viên nói. Ở đó bỗng hiện ra rất nhiều thi thể. Ở khắp mọi nơi. Chết hàng đống bên các lò, nhưng SS không có thời gian để thiêu chúng. Chất đống ngoài cửa và dọc tòa nhà. Tất cả đều trần truồng và đằng

sau lò thiêu là những bộ quần áo của người chết, chất lên một cách sạch sẽ, áo sơ mi, jacket, quần, giày đang đợi tẩy trùng và dùng lại. Quần áo thì được xử lý theo trật tự rõ ràng, còn thi thể thì bị vứt bỏ như rác, bốc mùi hôi thối dưới ánh mặt trời vàng vọt; không có gì ngoài xương, xương như to ra vì không có thịt đắp vào, xương khủng khiếp, và một mùi chết chóc không thể chịu nổi.

Bây giờ chúng tôi đã xem nhiều rồi; chúng tôi đã xem quá nhiều cuộc chiến và quá nhiều chết chóc bạo lực; chúng tôi đã nhìn thấy bệnh viện, máu me và lộn xộn như cửa hàng bán thịt; chúng tôi đã nhìn những bó xác chết nằm la liệt trên được phố trên nửa quả địa cầu. Nhưng không ở đâu như này, về cuộc chiến mà độc ác một cách điên cuồng vì những người này chết đói, tức giận, trần trụi và chết vô danh. Đằng sau một chồng xác chết là thi thể của những người lính Đức. Họ đã bị bắn chết khi

quân đội Mỹ vào trại tập trung. Và lần đầu tiên, người ta có thể cảm thấy sung sướng khi thấy một xác chết.

Đằng sau lò thiêu là một nhà kính lớn và hiện đại, rất đẹp. Ở đó, những người tù trồng hoa mà các sĩ quan của SS rất thích. Cạnh nhà kính đó là vườn rau, loại rất bổ dưỡng, nơi những người tù đang chết đói phải chăm sóc những thực phẩm giàu vitamin giúp SS khỏe mạnh. Nhưng nếu một người đang sắp chết đói, ngấm ngầm nhổ lên và ngốn vào miệng anh ta đầu cây xà lách; anh ta sẽ bị đánh cho đến khi bất tỉnh. Ở trước lò thiêu, cách khỏi khu vườn, mà những khu nhà xây chắc chắn, đẹp đẽ. Gia đình của những sĩ quan SS ở đó; vợ và con cái họ đã sống rất hạnh phúc ở đó, trong khi những ống khói của lò thiếu vẫn liên tục thải ra những tro bụi từ xác người bị đốt.

Người lính Mỹ trên máy bay nói,” Chúng ta phải nói về điều đó,” Bạn không thể nói về điều đó một cách dễ dàng vì đó là nỗi choáng váng đã khiến bạn gần như không thể chịu đựng được khi nhớ lại điều bạn vừa nhìn thấy. Tôi chưa nói về người phụ nữ đã được đưa đến trại tập trung Dachau ba tuần trước từ trại tập trung trước đó của bà. Tội của bà là vì người Do Thái. Có một cô gái rất dễ thương từ Budapest, bây giờ vẫn còn dễ thương, và người phụ nữ với cặp mặt điên dại đã chứng kiến cảnh em gái mình vào lò hơi tại Auschwitz (*) và một người phụ nữ Áo nói bình tĩnh rằng họ chỉ có những chiếc áo lôi thôi họ mặc, và họ chưa bao giờ có gì thêm nữa, và họ làm việc ngoài trời 16 tiếng mỗi ngày trong mùa đông dài, và họ quá “ngoan”, theo như những người Đức nói, để gây ra những vi phạm gì, dù là trong thực tế hay tưởng tượng.



Tôi cũng chưa nói về cái ngày mà quân đội Mỹ đến, mặc dù những người tù có nói với tôi. Đó là ngày họ có sự sung sướng được tự do, và khát khao gặp lại bạn bè cuối cùng cũng đến, nhiều người tù đã chạy đến hàng rào dây thép và bị giật điện chết. Nhiều người chết vì nhảy múa sung sướng, vì thể hiện sự sung sướng nhiều hơn cơ thể họ có thể chịu đựng. Cũng có người chết vì có thức ăn, và họ ăn trước khi họ được ai đó ngăn lại, và ăn nhiều quá đã giết họ. Tôi không biết những từ mô tả những người đã sống sót khỏi sự khủng khiếp này trong nhiều năm, ba năm, năm năm, mười năm, những người mà đầu óc họ rõ ràng và không sợ hãi cái ngày họ vào trại.


Tôi ở Dachau khi quân đội Đức đầu hàng vô điều kiện quân đồng minh. Bộ xương trần truồng một nửa được lôi ra khỏi đoàn tàu chết người đã đến văn phòng bác sỹ. Anh ta nói điều gì đó bằng tiếng Ba Lan; giọng không khỏe hơn một lời thì thầm. Bác sĩ người Ba Lan vỗ tay nhè nhẹ và nói “Bravo,” Tôi hỏi họ vừa nói gì.

“Chiếc tranh đã kết thúc, “vị bác sĩ nói, “Đức đã bại trận.”


Chúng tôi ngồi trong phòng đó, trong cái nhà tù nghĩa trang đáng nguyền rủa đó, và không ai có điều gì thêm để nói. Dachau, với tôi, có vẻ vẫn là nơi phù hợp nhất ở châu Âu để lắng nghe tin tức chiến thắng. Chắc chắn cuộc chiến đã tiến hành để phá hủy Dachau, và tất cả những nơi như Dachau, và tất cả những thứ mà Dachau là biểu tưởng, và phá hủy nó. Mãi mãi.

Hết.

——

Note: Dachau là một trại tập trung của Đức quốc xã đầu tiên mở tại Đức (1933) đặt trên nền của nhà máy sản xuất đạn dược bị bỏ hoang ở gần thành phố cổ Dachau, cách thành phố Munich 16 km về phía tây bắc, bang Bavaria, miền nam nước Đức. Tổng cộng hơn 200 ngàn tù nhân từ hơn 30 nước đã bị giam ở Dachau; 2/3 trong số họ là tù chính trị, còn lại là người Do Thái.

© Bản dịch Khổng Loan. Đề nghị không sử dụng lại trong bất kỳ mục đích thương mại nào.

free hits counter


web counter

Bán chanh

Hôm trước về quê, ở cái chợ gần nhà, thấy một chị bán chanh. Chị ấy đi bộ lang thang, dắt xe đạp chở theo một cái sàng, trên đựng vài chục quả chanh. Mình mới nhớ, ngày xưa mình nói mình đi bán chanh, không học hành gì nữa. Bán chanh cho nó nhanh.

Bố mẹ mình thì không thích con gái làm nghề bán chanh, nên bắt thi vào trường chuyên Lê Hồng Phong. Thế là mình đành nghe theo (thời đó làm gì có chính kiến như bây giờ! :D). Vậy là vỡ mộng bán chanh.

Mình cũng chả hiểu tại sao lại thích bán chanh. Ví dụ thích bán bánh mỳ thì còn có lý, vì lúc ế thì còn ăn được. Không lẽ chanh ế mà thì ăn hết chỗ chanh đấy mà teo? Đến giờ mình vẫn không hiểu vì sao ước mơ một thời của mình như thế. À, mình biết rồi, vì mình rất hay gặp những người bán chanh.

Nhưng rồi mình có ngã rẽ khác, khác hẳn với bán chanh. Dù mình chẳng nghiêm túc học hành gì cho cam, việc học hành nó cứ hanh thông vù vù (chắc tại mình sáng dạ, như các cụ vẫn nói). Vì vậy, thay vì sáng nay đi bán chanh, một đàn con thơ, nước mũi rỏ tong tong, oánh nhau chí chóe, mình gõ vi tính nhớ về ước mơ xưa.

Một đứa trẻ mà không được đi học vì cha mẹ chúng quá nghèo thì chính phủ sẽ có lỗi, à không, có tội. Rất lớn.

Câu kết chả liên quan gì tới giấc mơ.